Việc lựa chọn kích thước bể phốt phù hợp đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả xử lý chất thải sinh hoạt, giúp hạn chế mùi hôi và hạn chế tình trạng tắc nghẽn đường ống và đầy bể. Tùy theo số lượng thành viên và nhu cầu sử dụng thực tế mà có phương án thiết kế khoa học, đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Để hiểu rõ hơn về điều này, các bạn có thể tham khảo thêm về kích thước bể phốt gia đình trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước bể phốt
Việc xác định kích thước bể phốt gia đình chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Khi bạn nắm rõ được các yếu tố, việc lựa chọn kích thước phù hợp cho bể phốt của gia đình mình sẽ dễ dàng và tối ưu hiệu quả sử dụng. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước bể phốt gia đình:

Số lượng thành viên trong gia đình: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước bể phốt là số lượng thành viên sử dụng. Nếu gia đình có nhiều thành viên thì việc xử lý và lưu trữ chất thải cần nhiều diện tích để đảm bảo hiệu quả. Nhằm xử lý lượng chất thải ngày càng tăng của gia đình từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
Diện tích đất đai có sẵn: Không phải hộ gia đình nào cũng có nhiều diện tích
Đây là những yếu tố chính, tác động trực tiếp đến kích thước cũng như quá trình xây dựng bể phốt tự hoại. Nếu diện tích hạn chế sẽ bị giới hạn về kích thước các lựa chọn loại bể phốt để xây dựng. Chính vì thế, khi thiết kế và thi công bạn cần phải tối ưu hóa không gian để phù hợp với kích thước bể phốt.
Lượng nước thải sinh hoạt: Ngoài số lượng người trong hộ gia đình thì còn tùy thuộc vào loại hình hoạt động của gia đình. Nếu nhà bạn là hộ kinh doanh hoặc nhà hàng thì lượng nước thải sẽ tăng, vì thế cần lựa chọn thể tích bể phốt gia đình.
Vị trí đặt bể phốt: Là yếu tố quyết định đến kích thước bể phốt gia đình và hướng thiết kế đường ống thoát nước. Nếu vị trí quá xa hoặc thấp hơn nhà vệ sinh, thì cần thay đổi thông số kỹ thuật phù hợp. Tất cả những yếu tố trên cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo bể phốt hoạt động hiệu quả, an toàn và bền lâu.
Cách xác định thể tích bể phốt gia đình
Việc xác định kích thước bể phốt gia đình dựa trên các yếu tố kỹ thuật và nhu cầu sử dụng thực tế. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn ước tính thể tích hợp lý:

Bản vẽ thiết kế vị trí lắp đặt bể phốt
Thông thường, trong bản vẽ xây dựng, thiết kế nhà hay khu chung cư đều có thiết kế bể phốt riêng. Theo đó, kích thước hay ký hiệu sẽ được quy định rõ trên bản vẽ, dựa vào đó có thể tính được thể tích chứa của bể. Việc xác định chính xác thể tích bể phốt giúp bạn biết được khối lượng chất thải đồng thời tiến hành thông hút bể theo định kỳ với mức giá hợp lý nhất.
Dựa vào tiêu chuẩn thiết kế bể phốt
Dưới đây là một số tiêu chuẩn thiết kế bể phốt tương ứng với thể tích thực của bể:
- Bể phốt thể tích 2,8 mét khối trở lên dành cho gia đình có 1 – 2 phòng ngủ.
- Thể tích bể phốt 3,8 khối – 4,8 khối phù hợp với căn hộ 2 – 3 phòng ngủ độc lập.
- Căn hộ có 4 phòng ngủ thể tích bể phốt khoảng 4,5 mét khối trở lên
- Căn hộ 5 – 6 phòng ngủ, thể tích bể phốt khoảng 7,6 mét khối
Dựa vào số lượng phòng ngủ cũng như thành viên trong gia đình mà bạn lựa chọn thiết kế bể phốt với kích thước và thể tích tương ứng, giúp xây bể phốt đúng tiêu chuẩn phù hợp nhu cầu sử dụng.
Kích thước bể phốt gia đình đạt tiêu chuẩn
Thông thường kích thước bể phốt tiêu chuẩn của hộ gia đình 2.8m3 đến 4.5m3, tùy thuộc vào số lượng người sử dụng mà thể tích bể phốt thay đổi. Dưới đây là cách tính tham khảo kích thước bể phốt gia đình theo tiêu chuẩn và tối ưu chi phí:
Số người | Chiều cao mực nước (m) | Chiều rộng hầm cầu (m) | Chiều dài ngăn thứ nhất (m) | Chiều dài ngăn thứ 2 (m) | Dung tích (m3) | Dung tích đơn vị (m3) |
Dưới 5 | 1.2 | 0.7 | 1.2 | 0.6 | 1.5 | 0.3 |
10 | 1.4 | 1 | 1.5 | 0.8 | 3 | 0.25 |
20 | 1.6 | 1.5 | 3 | 1 | 4.5 | 0.23 |
Trên 20 | 2 | 2 | 3.5 | 1.2 | 15 | 0.2 |
Trên đây là bảng tính tham khảo dựa trên thực tế công trình, với các hộ gia đình có số lượng thành viên khác nhau. Khi xây dựng chúng ta có thể xây lớn hơn dự kiến để quá trình sử dụng được thoải mái hơn. Tránh phát sinh các vấn đề bất tiện và quá tải cho bể phốt. Dưới đây là một số kích thước bể phốt gia đình 2 ngăn, 3 ngăn đạt chuẩn mà bạn có thể tham khảo:
Kích thước bể phốt tự hoại 2 ngăn tiêu chuẩn
Hiện nay, hầu hết các gia đình đều sử dụng vệ sinh tự hoại để đảm bảo an toàn và vệ sinh. Tuy nhiên, với những gia đình ở thành phố, vì diện tích đất hạn chế nên họ thường lựa chọn sử dụng loại bể phốt 2 ngăn.
Vì được bố trí dưới nền nhà do đó khi bị tắc nghẽn, đầy bể phốt rất có để khắc phục. Ngoài ra, trong quá trình thi công cần đảm bảo an toàn, chắc chắn, tránh làm chất thải tràn ra ngoài hoặc lún nền nhà.

Bể phốt 2 ngăn hoạt động theo nguyên tắc: khi nước thải từ bồn cầu chảy vào sẽ theo đường ống dẫn xuống bể phốt. Với bể phốt 2 ngăn, 1 ngăn dùng để chứa phân, ngăn còn lại chứa nước thải.
Kích thước bể phốt gia đình đạt chuẩn có độ sâu từ 1m2 trở lên, độ rộng tùy thuộc vào địa hình. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bố trí kích thước bể sao cho hợp lý nhất.
Bể phốt tự hoại 3 ngăn tiêu chuẩn

Với các khu chung cư, công ty hay doanh nghiệp thì bể phốt tự hoại 3 ngăn là sự lựa chọn hoàn hảo. Thiết kế loại bể này giúp tiết kiệm chi phí, dễ dàng vệ sinh, khả năng xử lý chất thải ổn định.
Để phù hợp với cách hoạt động của bể phốt tự hoại 3 ngăn. Ngăn chứa phân chiếm ½ tổng diện tích toàn bể, một nửa còn lại chia cho 2 ngăn là ngăn lọc và ngăn lắng. Dựa vào số lượng thành viên gia đình, lượng chất thải trung bình mỗi ngày cũng như mục đích sử dụng mà kích thước bể sẽ tương ứng sao cho phù hợp.
Kích thước của bể phốt tự hoại 3 ngăn sẽ có độ sâu trên 1m2, chiều rộng trên 1m. Tuy nhiên, cần tiến hành hút bể phốt theo định kỳ để tránh đầy bể hoặc tắc nghẽn bể phốt.
Cách lắp ống bể phốt tự hoại gia đình
Lắp đặt ống bể phốt tự hoại là công đoạn vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hoạt động của bể. Theo đó, nếu lắp đặt sai kỹ thuật sẽ khiến bể phốt nhanh bị đầy, tắc nghẽn bồn cầu,…
Thông thường, ống xả được lắp đặt hơi dốc thoải, các vị trí khớp nối cần khít với nhau để tránh chất thải tràn ra ngoài. Tùy theo thể tích và kích thước bể phốt gia đình mà vị trí lắp đặt ống sẽ có sự khác nhau.
Với các ống thoát nước thải đã được lắng đọng, nên bố trí cách bể khoảng 30cm để chất thải được xử lý tốt nhất. Đường kính lỗ thoát nước thải phù hợp nhất là ống nhựa phi 110.
Tuy nhiên, khi lắp đặt ống bể phốt tự hoại gia đình, tốt nhất nên nhờ sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên có tay nghề để tránh lắp đặt sai.

Thiết kế bể phốt cho gia đình
Thiết kế bể phốt cho gia đình là một khâu quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, giúp đảm bảo vệ sinh môi trường, ngăn mùi hôi và kéo dài tuổi thọ công trình. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thiết kế kích thước bể phốt gia đình phù hợp cho hộ gia đình:

Đối với loại bể phốt 2 ngăn
Bể phốt 2 ngăn có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm ngăn lắng và ngăn chứa chất thải. Dưới đây là nguyên lý hoạt động cũng như quy trình xây dựng bể phốt 2 ngăn.
- Nguyên lý hoạt động
Các chất thải thông qua đường dẫn sẽ xuống bể phốt và lưu tại ngăn chứa. Tại đây chất thải được phân hủy, các vi khuẩn có lợi sẽ chuyển hóa chất thải thành bùn cặn. Các tạp chất lơ lửng phía trên sẽ thông qua ống dẫn và đến bể lắng.
- Quy trình xây dựng
Bể phốt 2 ngăn được xây dựng theo các bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Đào hố cho bể phốt: Dựa vào bản thảo thiết kế để đào hố và xác định kích thước bể phốt gia đình.
Bước 2: Xây dựng bể phốt: Sau khi hoàn thành công đoạn đào hố, tiếp đến bạn cầy xây khung cho bể, sau đó xây ngăn chia vơi tỷ lệ ngăn chứa diện tích chiếm 2/3 bể.
Bước 3: Lắp đặt đường ống thoát chất thải
Bước 4: San lấp mặt bằng: Kiểm tra hệ thống bể và đường ống sau đó san lấp mặt bằng là hoàn thành quy trình xây dựng bể.
Đối với loại bể phốt 3 ngăn
Dưới đây là quy trình xây dựng bể phốt 3 ngăn mà các bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Đào hố để xây dựng bể phốt
Bước 2: Tiến hành xây dựng: Sau khi đào hố xong, hãy tiến hành xây dựng bể bằng cách chia bể thành 3 ngăn, ngăn chứa chiếm 2/3 diện tích bể, còn lại là ngăn lọc và ngăn lắng.
Bước 3: Lắp đặt đường ống thoát chất thải
Bước 4: San lấp mặt bằng. Trong quá trình san lấp cần chú ý đến độ ẩm của đất, không được nén đất quá chặt tránh làm vỡ bể.
Những sai lầm khi thi công dẫn tới việc tắc bể phốt
Khi thi công, nếu không tuân thủ đúng quy trình hoặc mắc phải một số sai lầm sẽ dẫn đến bể phốt bị tắc nghẽn, ứ đọng, chất thải không trôi.
Nếu lắp ống đầu vào sai kỹ thuật, chất thải đổ vào sẽ dẫn đến vỡ về mặt ván trên, điều này khiến bể phốt nhanh bị đầy, chất thải không được phân hủy.

Bên cạnh đó, ống thoát khí nếu lắp đặt không chuẩn xác sẽ khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc. Tốt nhất, ống thoát khí nên lắp một đoạn cong chếch xuống dưới và chìm trong mặt nước để mùi hôi thoát ra hố ga.
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kích thước bể phốt gia đình, từ đó thiết kế công trình sao cho phù hợp nhất. Vừa đảm bảo an toàn lại đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.