Vòi nước bồn rửa mặt sau một thời gian sử dụng có thể gặp phải nhiều sự cố như rò rỉ nước, không chảy hoặc hỏng gioăng. Những lỗi này tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và gây lãng phí nước. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách sửa vòi nước bồn rửa mặt tại nhà một cách dễ hiểu, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết vòi nước bồn rửa mặt bị hỏng
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu vòi nước bồn rửa mặt bị hỏng sẽ giúp bạn chủ động sửa chữa, tránh lãng phí nước và hư hỏng nghiêm trọng hơn. Một số dấu hiệu thường gặp gồm:
- Khi mở khóa vòi, dòng nước chảy yếu không chảy nhanh và mạnh như bình thường.
- Nước chảy ri rỉ, li ti không thành dòng.
- Mở vòi không ra nước, có tiếng động lạ phát ra kêu rít, ù ù hoặc các âm thanh bất thường.
- Rò rỉ nước từ nút van hay các khớp nối giữa các bộ phận của vòi hoặc giữa vòi, đường ống dẫn nước.
- Nước chảy tung tóe, lệch hướng.

Nếu gặp những dấu hiệu trên thì vòi nước bồn rửa mặt nhà bạn đã bị hỏng, bạn cần khắc phục ngay để không gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân vòi nước rửa mặt bị hỏng
Để biết cách sửa vòi nước bị hỏng hiệu quả, bạn cần phải biết nguyên nhân tại sao vòi nước rửa mặt bị hỏng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.
- Vòi rửa mặt hàng giả, hàng kém chất lượng: Các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém thường có tuổi thọ thấp, chỉ sau thời gian ngắn sẽ có hiện tượng bị rỉ nước hoặc bị trục trặc.
- Lắp đặt không đúng cách: Khi lắp đặt, người thợ không có chuyên môn lắp đặt không chuẩn, không đúng vị trí, không lắp gioăng cao su hoặc các vít giữa vòi rửa với đường ống bị lỏng gây ra tắc nghẽn và hỏng hóc.
- Các bộ phận bên trong bị hao mòn: Sau thời gian sử dụng, các gioăng cao su, phớt, van điều khiển bên trong bị chai cứng, mòn hoặc rách dẫn đến rò rỉ nước ở các khớp nối hoặc nút vặn.
- Tắc nghẽn bộ lọc cặn ở đầu vòi: Sau thời gian sử dụng, bộ lọc dễ bị đóng cặn nước, nhiễm phèn làm tắc dòng nước và gây tắc nghẽn.
- Tắc nghẽn đường ống: Các đầu vòi, đường ống dẫn nước, van điều tiết nước bị tắc các cặn khoáng, cặn bẩn, tạp chất trong nước tích tụ ở đầu vòi gây tắc nghẽn và làm nước chảy yếu hoặc bắn tung tóe.
- Tuổi thọ lâu năm: Bất kỳ thiết bị nào cũng có tuổi thọ nhất định, sau một thời gian dài sử dụng các bộ phận của vòi sẽ xuống cấp và cần được thay thế.
Bạn đã biết cách sửa vòi nước rửa bát bị rò rỉ tại nhà chưa? Nguyên nhân gì khiến vòi nước rửa bát bị rò rỉ? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết của HT nha
Hậu quả khi vòi nước rửa mặt bị hỏng
Khi vòi nước rửa mặt bị hỏng, dù là rò rỉ nhẹ hay hư hại nặng, đều có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường nếu không được sửa chữa kịp thời. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến:
- Gây lãng phí nước: Rò rỉ nước liên tục dù nhỏ giọt cũng có thể dẫn đến lượng nước thất thoát đáng kể theo thời gian, làm tăng hóa đơn tiền nước.
- Tốn kém chi phí sửa chữa và thay thế: Việc sửa chữa vòi nước bị hỏng gây tốn kém chi phí mua vật liệu thay thế hoặc thuê thợ sửa chữa. Nếu tình trạng hư hỏng nghiêm trọng, bạn có thể phải thay thế toàn bộ vòi nước mới.
- Gây ẩm ướt và nấm mốc: Nước rò rỉ có thể làm ướt khu vực xung quanh bồn rửa mặt tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Gây hư hỏng cơ sở hạ tầng: Rò rỉ nước gây ẩm ướt và nấm mốc khu vực xung quanh gây hại cho cơ sở hạ tầng của ngôi nhà và gây hỏng các vật liệu xây dựng xung quanh.
- Ảnh hưởng đến môi trường: Lãng phí nước không chỉ gây tốn kém về kinh tế mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường do làm cạn kiệt nguồn nước.
- Hạn chế sử dụng: Khi vòi nước bị rò rỉ có thể làm tắc nghẽn và làm chậm dòng chảy khiến nước chảy không mạnh khiến việc rửa mặt, vệ sinh khó chịu, không thuận lợi.
- Gây hại cho môi trường: Vòi nước bị rò rỉ làm tăng nguồn cung cấp nước và tăng khí thải carbon từ việc xử lý nước thải.
Cách sửa vòi nước bồn rửa mặt bị hỏng hóc
Sau khi tìm ra được nguyên nhân vòi nước gặp vấn đề ở đâu thì bạn sẽ có cách xử lý sao cho phù hợp nhất để đạt hiệu quả cao.
Chuẩn bị dung cụ
Trước khi bắt tay vào sửa bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ và vật liệu cần thiết như sau:
- Dụng cụ: Cờ lê, mỏ lết, tua vít (dẹp và bake), kìm, dao rọc giấy, giẻ lau, băng tan (PTFE), gioăng cao su (nếu cần), dầu hoặc mỡ bôi trơn, găng tay bảo hộ…
- Khóa van nước: Tìm van cấp nước cho bồn rửa mặt (thường nằm dưới bồn hoặc gần đó) và khóa lại để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa. Mở vòi để xả hết nước còn lại trong đường ống.
Cách sửa vòi lavabo khi van tổng chưa mở hết
Đôi khi, van tổng chưa mở hết cỡ cũng khiến cho vòi nước chảy yếu. Khi ấy bạn chỉ cần mở van hết cỡ và kiểm tra lại vòi nước chảy đều và mạnh là được.

Sửa vòi nước rửa mặt khi bộ phận sục khí bị bẩn
Bộ phận sục khí là vị trí nằm ở đầu vòi nước, nơi nước chảy ra. Nó có dạng một lưới lọc nhỏ hoặc một chụp kim loại có nhiều lỗ nhỏ.
Bộ phận này có tác dụng là oxy hóa dòng nước bằng cách phá vỡ thành dòng nước nhỏ nhẹ để giảm lưu lượng chảy của nước, từ đó ngăn nước bắn tung tóe. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, bộ phận này dễ bị bám cặn bẩn dẫn đến tắc nghẽn và khiến dòng nước chảy yếu hơn bình thường.
Cách sửa trường hợp này khá đơn giản theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Tháo thiết bị sục khí ra khỏi vòi nước theo chiều ngược kim đồng hồ (nếu dùng kìm hãy quấn lớp khăn mềm quanh bộ phận sục khí để tránh làm trầy xước bề mặt).
- Bước 2: Ngâm các lưới lọc trong giấm ăn hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng trong khoảng 15-30 phút để làm mềm cặn bẩn.
- Bước 3: Sau đó, dùng bàn chải đánh răng cũ hoặc bàn chải nhỏ cọ sạch các khe và lỗ trên lưới lọc. Hoặc dùng tăm hoặc kim nhỏ để loại bỏ các cặn bẩn cứng đầu bám sâu trong các lỗ nhỏ.
- Bước 4: Sau khi làm sạch, tiến hành lắp các thiết bị về lại vị trí ban đầu và mở vòi nước đã chạy lại như bình thường chưa.

Cách sửa vòi nước rửa mặt khi van điều tiết nước bị tắc
Van điều tiết nước là bộ phận bên trong vòi, có tác dụng kiểm soát lưu lượng dòng nước cung cấp ra đầu vòi rửa mặt. Khi bị tắc, vòi có thể bị chảy nước yếu, không ra nước nóng/lạnh hoặc bị rò rỉ nước.

Tiến hành sửa chữa như sau:
- Bước 1: Khóa van nước tổng lại và mở vòi cho nước chảy thừa chảy ra hết và đóng nắp bồn rửa lại để tránh rơi đồ xuống đường cống.
- Bước 2: Tìm vị trí ốc vít giữ tay gạt hoặc núm vặn. Thường có một nắp nhựa nhỏ che lại, bạn cần dùng vật nhọn (như đầu tua vít dẹt nhỏ) cạy nhẹ nắp này ra. Dùng tua vít phù hợp tháo ốc vít và nhấc tay gạt hoặc núm vặn ra.
- Bước 3: Sau khi tháo tay vặn, tiến hành tháo van điều tiết của vòi nước ra (nhớ sắp xếp các bộ phận đúng trình tự).
- Bước 4: Vệ sinh van điều tiết.
- Nếu có cặn bẩn, cặn vôi hoặc các tạp chất bám trên van thì hãy ngâm van điều tiết trong giấm ăn trong khoảng 15 – 30 phút, sau đó chà rửa lại.
- Nếu van quá cũ thì hãy thay van mới.
- Bước 5: Lắp ráp vòi nước lại vị trí ban đầu và mở lại vòi nước chảy lại bình thường chưa.
Vòi nước inox bị bẩn, ố vàng do đâu? Cùng tìm hiểu các cách làm sạch vòi nước inox sáng bóng, đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà. Tham khảo trong bài viết của HT nha.
Cách sửa vòi lavabo khi gioăng bị xẹp hoặc hỏng
Sử dụng tua vít để tháo nút đỏ và xanh trên vòi nước gật gù, sau đó tháo ốc vít ở vị trí này. Tiếp theo, nhẹ nhàng rút cần gạt ra và dùng kìm để tháo gen của nắp đậy phía trên vòi.
Tiếp tục tháo sen khỏi chân sen và kiểm tra xem gioăng cao su có bị hỏng hoặc xẹp không. Nếu gioăng bị lỗi, bạn cần thay mới bộ cấp xả bên trong.
Cuối cùng, bạn lắp lại các bộ phận theo đúng trình tự ban đầu.

Cách sửa vòi lavabo do lắp sai kỹ thuật
Việc lắp đặt vòi rửa mặt bởi những thợ không chuyên thường dẫn đến sai sót kỹ thuật, khiến vòi nước lavabo dễ gặp trục trặc trong quá trình sử dụng.
Trong trường hợp này, bạn hãy tháo rời vòi nước ra và thực hiện các bước dưới đây:
- Trước khi lắp đặt, hãy mở van cấp nước để xả sạch bụi bẩn trong đường ống trong vài phút.
- Sau đó, lắp chân vòi vào lỗ trên mặt chậu rửa, đặt gioăng cao su ở vị trí tiếp xúc giữa vòi và bề mặt chậu để đảm bảo kín nước.
- Tiếp theo, từ phía dưới chậu, gắn đai ốc và siết chặt bằng kìm để cố định vòi.
- Kết nối dây cấp nước nóng lạnh vào thân vòi.
- Lắp hệ thống xả từ phía trên xuống, cố định bằng đai ốc và siết bằng cờ lê.
- Cuối cùng, vệ sinh toàn bộ khu vực lắp đặt và lau khô bằng khăn sạch.
Cách sửa vòi nước bồn rửa mặt INAX
Bồn rửa mặt INAX có cấu tạo khá tương đồng nên bạn cũng có thể áp dụng các cách sửa vòi nước bồn rửa mặt thông thường với bồn rửa INAX. Để thực hiện, bạn vẫn cần những dụng cụ quen thuộc như: cờ lê, tua vít, các gioăng cao su, giẻ lau.
Bước 1: Khóa nguồn nước và van nước chính
Trước khi tiến hành xử lý, bạn cần khóa mọi nguồn nước và mọi đường cung cấp nước đến bồn rửa. Để chắc chắn, sau khi tắt nước xong bạn có thể tiến hành xả vòi để kiểm tra.
Bước 2: Tháo lần lượt từng bộ phận từ ngoài vào trong

Lần lượt tháo rời từ nắp, tay cầm đến các bộ phận ốc bảo vệ. Lưu ý thao tác thật nhẹ nhàng tránh hư hỏng, nứt gãy.
Bước 3: Kiểm tra độ bền vòng đệm cao su

Ở bước này, bạn kiểm tra chắc chắn tình trạng các gioăng cao su. Nếu vòng cao su có dấu hiệu nằm sai vị trí hoặc hư hỏng, cũ rách thì cần thay mới và đưa vào đúng vị trí ngay lập tức.
Bước 4: Kiểm tra van điều tiết nước
Van điều tiết nước cũng là phần dễ bám chất cặn bẩn khiến nước khó lưu thông. Cùng với đó, khi thay van đĩa cần lưu ý, van đĩa còn nguyên vẹn và cùng loại với van đĩa cũ.
Bước 5: Lắp lại các bộ phận theo quy trình ngược lại
Sau khi đã hoàn thành khắc phục sự cố, bạn tiến hành lắp đặt lại theo quy trình ngược lại khi tháo rời. Chú ý lắp đặt đầy đủ các bộ phận, các vòng cao su tránh làm hư hỏng khi sử dụng.
Video xử lý vòi nước bị rò rỉ nước ở chỗ thân vòi
Video hướng dẫn sửa vòi nước chậu rửa mặt bị hỏng
Lưu ý khi sử dụng vòi nước bồn rửa mặt bền đẹp
Để thực hiện sửa vòi nước bồn rửa mặt bị hỏng hiệu quả cần đảm bảo độ an toàn và thẩm mỹ của thiết bị, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sửa chữa, đeo găng tay để đảm bảo an toàn.
- Hãy luôn nhớ khóa van tổng trước khi sửa chữa.
- Các thực hiện các bước sửa chữa theo đúng trình tự, cẩn thận nhẹ nhàng.
- Khi sửa chữa nên dùng các chất tẩy rửa mạnh gây ảnh hưởng đến lớp men sứ của bồn rửa mặt, vòi rửa mặt.
Mẹo bảo trì và phòng ngừa các sự cố
Để bảo trì và phòng ngừa các sự cố khiến vòi nước bồn rửa mặt bị hỏng bạn có thể thực hiện các mẹo sau:
Bảo trì định kỳ:
- Vệ sinh thường xuyên: Lau chùi vòi nước bằng khăn mềm và chất tẩy rửa nhẹ để loại bỏ cặn bẩn, vết ố và xà phòng. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc có tính ăn mòn.
- Kiểm tra rò rỉ: Thường xuyên kiểm tra vòi và các khớp nối xem có bị rò rỉ nước không. Nếu phát hiện rò rỉ, hãy siết chặt các khớp nối hoặc thay thế gioăng cao su bị hỏng.
- Vệ sinh đầu vòi (aerator): Đầu vòi có thể bị tắc nghẽn bởi cặn bẩn làm giảm áp lực nước. Hãy tháo đầu vòi, vệ sinh lưới lọc và lắp lại. Bạn có thể ngâm đầu vòi trong giấm trắng để loại bỏ cặn bẩn cứng đầu.
- Kiểm tra ống dẫn nước: Đảm bảo ống dẫn nước không bị xoắn, gập hoặc rò rỉ.
- Bôi trơn van: Nếu vòi có van, hãy bôi trơn định kỳ để đảm bảo hoạt động trơn tru.
Phòng ngừa sự cố:
- Sử dụng đúng cách: Không vặn vòi quá mạnh hoặc tác động lực mạnh lên vòi.
- Tránh va đập: Cẩn thận không để vật cứng va chạm vào vòi gây trầy xước hoặc hư hỏng.
- Không treo vật nặng: Không treo hoặc đặt vật nặng lên vòi nước.
- Lắp đặt đúng kỹ thuật: Đảm bảo vòi nước được lắp đặt chắc chắn và đúng kỹ thuật.
- Sử dụng bộ lọc nước: Nếu nguồn nước nhà bạn có nhiều cặn bẩn, hãy lắp đặt bộ lọc nước để bảo vệ vòi
Tóm lại, cách sửa vòi nước bồn rửa mặt không quá phức tạp nếu bạn xác định đúng nguyên nhân và thao tác cẩn thận. Từ việc thay ron cao su, xử lý rò rỉ cho đến thay mới toàn bộ vòi – chỉ cần một chút khéo léo và dụng cụ cơ bản bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu vấn đề nghiêm trọng hơn hoặc liên quan đến hệ thống ống nước, đừng ngần ngại liên hệ thợ chuyên nghiệp để tránh hỏng hóc thêm.

Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.