Trang chủ | Cách lắp đặt hệ thống thoát nước trong nhà đúng kỹ thuật nhất

Cách lắp đặt hệ thống thoát nước trong nhà đúng kỹ thuật nhất

By Hưng Thịnh | Updated on 07/05/2024

Bạn đã biết cách lắp đặt hệ thống thoát nước trong nhà chưa? Hãy để Hưng Thịnh hướng dẫn bạn cách lắp đặt hết thống thoát nước, cách phát hiện và xử lý sự cố đường nước nhanh chóng nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: 13 Bản vẽ sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng chi tiết

4 Hệ thống nước sinh hoạt trong nhà dân dụng cần có

Hệ thống nước sinh hoạt trong nhà

  • Hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt: bao gồm tất cả các đường ống dẫn vậ chuyển nước đến các trang thiết bị trong nhà. Nguồn cấp nước đa dạng có thể là nước máy, nước ao hồ,…
  • Hệ thống thoát nước thải: bao gồm ống thoát nước, cống dẫn nước thải ra khu vực xử lý
  • Hệ thống không khí: là nơi cao hơn mái nhà, được nối với hệ thống thoát nước để cung cấp khí
  • Các thiết bị sử dụng nước như bồn cầu, máy giặt, bình nước nóng, máy rửa bát,…

Cách bố trí và lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt trong nhà

Các phần của hệ thống nước sinh hoạt:

  • Ống thoát nước
  • Trang thiết bị vệ sinh
  • Ống ngang
  • Ống thoát dọc
  • Bẫy nước ngăn mùi
  • Thông khí

Sơ đồ đường cấp nước cơ bản nhất dân dụng:

Sơ đồ đường cấp nước cơ bản nhất dân dụng

Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà

Dưới đây là những giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà chi tiết nhất mà bạn có thể tham khảo:

Giai đoạn 1: Sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước

Sơ đồ nguyên lý thiết kế là điều rất quan trọng khi muốn thi công lắp đặt đường ống dẫn nước trong nhà. Cần có sơ đồ này để có thể nắm bắt và định vị được cách đi đường ống dễ dàng hơn.

Giai đoạn 2: Triển khai mặt bằng thiết kế cấp thoát nước

Sau khi có bản thiết kế thì tiến hành triển khai ý tưởng cấp thoát nước nhà ở. Bố trí lắp đặt hộp gen chứa, đường ống cấp thoát nước tối ưu không gian nhất. Ngoài ra cần phải đảm bảo được công năng và tính thẩm mỹ cho không gian.

Giai đoạn 3: Chi tiết lắp đặt hệ thống thiết kế cấp thoát nước

Ở bản vẽ chi tiết cần làm rõ vị trí của từng bộ phận, từng chi tiết lắp đặt trong hệ thống đường ống vệ sinh, nước thải sinh hoạt.

Giai đoạn 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nhà ở theo quy trình

Sau khi thi công phần thô hoàn chỉnh thì chỉ cần lắp đặt theo sơ đồ là xong.

giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước

Hướng dẫn các biện pháp lắp đặt đường ống thoát nước

Định vị lấy dấu:

  • Đầu chờ bình nước nóng khu WC: +1,75 m
  • Đầu chờ bình nước nóng bếp: +1,8 mm
  • Đầu chờ sen tắm: +0,75 m
  • Đầu chờ lavabo: +0,55 m
  • Đầu chờ chậu bếp: +1,0 m
  • Lộ đi ống nước lạnh khu WC: +0,52 m
  • Lộ đi ống nước nóng khu WC: +1,0 m
  • Lộ đi ống nước lạnh từ đồng hồ vào khu WC:-30 mm

Lắp đặt đường ống:

  • Đường ống lắp chìm trong tường của khu vệ sinh
  • Lưa chọn ống nhự PVC vì có giá thành rẻ và dễ dàng lắp đặt

Lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm

  • Trục cấp nước thiết kế bằng ống thép tráng kẽm và cách lắp ống D50..
  • Sử dụng giá treo đỡ ống để các ống có thể đứng thẳng, khoảng cách giữa các giá là 1,6m
  • Xác định đặt máy bơm và đổ bê tông cho bệ bơm để tránh bị rung khi sử dụng.

Lắp đặt đường ống thoát nước:

  • Thi công lắp đặt từ dưới lên trên
  • Toàn bộ ống thoát của tầng được đón nằm trong không gian giữa tầng bê tông và thạch cao

Lắp đặt thiết bị vệ sinh và vệ sinh sạch sẽ, trả lại mặt bằng như ban đầu.

CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁCH LẮP ĐẶT SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

quy định kích thước đường ống

Trước khi lắp đặt đường ống cấp thoát nước trong nhà bạn cần nắm được một số quy định kích thước như sau:

Quy định về kích thước đường ống

Ống cấp nước:

  • Đường kính cấp nước từ hệ thống bình nóng lạnh tới phân nhánh nhỏ nhất là 20mm
  • Các ống nước cấp nhánh khác tối thiểu 13mm

Ống thoát nước:

  • Ống thoát chính của toà nhà >102mm
  • Thoát ngang của sàn >78mm
  • Bồn tắm, bồn tiểu, chậu rửa, máy giặt … > 38mm
  • Thoát sàn nhà tắm > 38mm
  • Bệt (bồn vệ sinh) >78mm

Ống thông khí:

  • Ống chính, thẳng lên trời > 78mm
  • Ống khác > 38mm

Quy định về vật liệu và thiết bị ống

  • Ống nước thải nên sử dụng ống nhựa PVC hoặc ống gang
  • Ống nước sinh hoạt: ống đồng, ống nhựa PPR, ống nhựa PEX,…

Cách lắp đặt sơ đồ hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng

Cách lắp đặt sơ đồ hệ thống cấp thoát nước

Thành phần của sơ đồ hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt dân dụng:

  • Đường cống chính của nhà, tòa nhà
  • Cửa thăm
  • Ống thoát nước
  • Trang thiết bị vệ sinh
  • Ống ngang
  • Ống thoát dọc
  • Bẫy nước ngăn mùi
  • Thông khí

Lưu ý khi lắp đặt:

  • Không sử dụng cách lắp đặt nối chữ T hoặc chữ X trong hệ thống nước thải
  • Không dùng mối nối phức tạp, hạn chế hệ thống nước thải nằm ngang
  • Hệ thống thải từ bồn cây, ống thoát nước bố trí lớn để có thể thông rửa
  • Bố trí cửa thăm tại nơi có sự đổi hướng lớn hơn 45 độ
  • Thiết bị vệ sinh cần có bẫy nước ngăn mùi
  • Hố ga, bể chứa cần thiết kế kín nước, kín khí và được thông khí.

Trên đây là hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống ống thoát nước trong nhà đúng kỹ thuật đơn giản và chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Top 6+ Cách xử lý bể phốt bị tắc đơn giản, hiệu quả năm 2025

Tình trạng tắc nghẽn bể phốt là vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình...

#1 Dịch vụ bán bùn vi sinh xử lý nước thải uy tín tại Hà Nội

Khi mà tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng ở ngưỡng báo động. Việc...

Thông tắc cống tại Tam Dương triệt để, giá rẻ | Hưng Thịnh

Bạn có từng trải qua cảm giác khó chịu khi nhà vệ sinh bị tắc,...

Thông tắc cống hút bể phốt tại Phương Mai giá rẻ

Công ty vệ sinh môi trường cung cấp dịch vụ thông tắc cống hút bể phốt tại...

Câu hỏi thường gặp

Bao lâu thì nên hút bể phốt

Nếu hệ thống bể phốt được thiết kế, xây dựng đúng quy chuẩn, không vứt rác thải khó tiêu xuống bồn cầu hay bể phốt thì khoảng 15 năm bạn mới phải hút bể phốt. Nếu bể phốt thiết kế, xây dựng không đúng quy chuẩn và quá trình sử dụng có rác thải khó tiêu thì khoảng từ 1 đến 5 năm là bạn phải thực hiện hút bể phốt một lần.

Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối và tuỳ vào mức độ sử dụng. Khi thấy dấu hiệu tắc nghẽn hoặc nước trào ngược bạn nên nhờ đơn vị hút bể phốt uy tín để tư vấn và kiểm tra.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào hữu ích với khách hàng trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ hút bể phốt và lựa chọn cho mình một địa chỉ hút bể phốt Uy Tín tại Hà Nội.

Bất cứ khi nào cần tư vấn, hỗ trợ và sử dụng dịch vụ hút bể phốt, hãy liên hệ với Hưng Thịnh để được phục vụ tận tình 24/7 và hiệu quả nhất.

Hệ thống bể phốt bao gồm bể chứa, bể lắng, bể lọc, bể rút để chứa và phân huỷ chất thải. Theo đó, các vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất thải hữu cơ thành bùn để đưa ra ống thoát nước.

Các chất thải rắn không thể phân huỷ sẽ được tích trữ và dần dần làm đầy và tràn bể phốt gây ra mùi hôi làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nhiều trường hợp nước thải tràn ngược trở lại gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Vì thế, việc hút bể phốt là điều cần thiết phải làm định kỳ.

Để thông tắc chậu rửa mặt bằng móc quần áo thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 cái móc rồi uốn cái móc cho thẳng ra. Một đầu bạn uốn thành cái móc như hình dưới đây

Sau khi làm xong móc thì bạn bắt đầu cho xuống cống xem có móc được cái gì lên không nào.

Bạn vừa lôi lên được tóc cùng những rác thải mắc ở gần miệng ống. Chính nó là nguyên nhân làm tắc chậu rửa bát đó.

Tìm kiếm cửa hàng
Tìm thấy cửa hàng
Đang tải...