Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đất đang ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến cuộc sống của người dân. Vậy, nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất là gì? Thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp.
Thực trạng ô nhiễm đất tại Việt Nam
Tại nước ta hiện nay, ô nhiễm môi trường đất xảy ra cả ở nông thôn và thành thị. Trong đó, có đến 3.3 triệu ha đất chưa đưa vào sử dụng đang bị suy thoái. Diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng bị ô nhiễm trầm trọng.
Quỹ đất nông nghiệp của nước ta khoảng 10 – 11 triệu ha. Trong đó gần 7 triệu ha được sử dụng. Tuy nhiên, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Đất ngày càng bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng, thoái hóa.
Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng các chất thải và năng lượng xấu được đưa vào môi trường đấy ảnh hưởng đến chất lượng đất và đời sống sinh vật trong lòng đất. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng vượt quá mức an toàn. Vượt quá khả năng tự làm sạch của đất.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất
Bên cạnh tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam thì chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
Đối với nguồn gây ô nhiễm đất
- Nguồn gây ô nhiễm đất tự nhiên: Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn do nước biển hoặc các mỏ muối trong đất sinh ra độc tố.
- Nguồn gây ô nhiễm đất nhân tạo: Do chất thải công nghiệp, chất thải công nghiệp cũng như các chất thải sinh hoạt: rác thải, phân, nước thải,….
Đối với các chất gây ô nhiễm
- Chất thải khí: CO là chất thải khí gây ô nhiễm môi trường đất. Nó được thải ra từ động cơ xe ô tô, xe mayd, lò bếp,…
- Chất phóng xạ: Các chất phóng xạ cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. Chúng ngấm vào lòng đất và gây hại cho sinh vật.
- Chất thải kim loại: sắt, chất thải mịn, bình điện, phế liệu,….tồn tại ở trong lòng đất và gây ô nhiễm đất.
- Dầu: Dầu nếu bị đổ trên bề mặt đất cũng gây ô nhiễm đất.
- Chất thải hữu cơ và hóa học: Thuốc trừ sâu, màu vẽ, thuốc nhuộm, phân bón,…cũng là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam đáng báo động và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như sau:
- Đất bị xuống cấp, thoái hóa: Bề mặt đất thay đổi, dễ xói mòn, nghèo nàn dinh dưỡng, bị chua hoặc mặn, không có khả năng khai thác.
- Nguồn nước ngầm: Ô nhiễm đất nghiêm trọng sẽ tác động đến nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước.
- Ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông nghiệp: Ô nhiễm đất khiến các hoạt động nông nghiệp bị ảnh hưởng, đất bị thoái hóa, bạc màu dẫn đến chất lượng nông sản bị giảm sút.
- Gây hại cho sức khỏe con người: Môi trường đất bị ô nhiễm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, ung thư, rối loạn hô hấp,….
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Khi đất bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong lòng đất, năng suất cây trồng suy giảm, mất cân bằng sinh thái.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất cần:
- Ban hành các chính sách bảo vệ môi trường đất
- Quản lý đất ô nhiễm tồn lưu
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân
- Không lạm dụng các loại phân bón hóa học
- Sử dụng các loại cây trồng chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao
- Sục khí tại điểm bị ô nhiễm
- Phục hồi hệ sinh thái rừng
- Phục hồi và tái chế vật liệu, sử dụng tiết kiệm các tài nguyên,…
Trên đây là thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam cũng như một số biện pháp nhằm khắc phục. Mỗi ngày hãy cùng nhau ý thức, chung tay hành động để bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Xem thêm:
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và những biện pháp khắc phục
30 Hình ảnh ô nhiễm môi trường khiến ai xem cũng giật mình
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.