Với mỗi đối tượng khác nhau thì nhà vệ sinh sẽ được thiết kế để sao cho phù hợp với nhu cầu dùng của người sử dụng nhất. Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật cũng vậy, nó cũng cần tuân theo những quy tắc riêng nhằm giúp họ thấy thoải mái, tiện ích nhất khi đi vào khu vực này.
Xem thêm: 3+ Loại kích thước nhà vệ sinh tối thiểu, vừa và lớn
Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật theo chuẩn
Chúng ta đều biết rằng, người khuyết tật chính là những người có hoàn cảnh khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Vì vậy, cùng với người già, trẻ em thì họ cũng là đối tượng thuộc diện ưu tiên. Những công trình phục vụ mục đích sinh hoạt chung trong cộng đồng cũng rất cần quan tâm, thiết kế sao cho hợp lý để phù hợp với nhóm người khuyết tật nhất. Cụ thể là:
- Về lối đi: Nhà vệ sinh phải có lối đi đủ rộng để người khuyết tật nếu ngồi xe lăn cũng có thể đi được.
Kích thước tổng thể nhà vệ sinh:
- Nếu cửa mở đẩy ra ngoài: 1900 mm x 1000 mm.
- Nếu cửa mở đẩy vào trong: 2700 mm x 1000 mm.
- Nếu nhà vệ sinh đã có lối đi cho người đi xe lăn thì kích thước nhà vệ sinh công cộng phải từ 1500 mm x 1450 mm đổ lên.
- Nếu nhà vệ sinh có lối vào song song, dành riêng cho người đi xe lăn thì diện tích của nhà vệ sinh phải từ 1500 mm x 1450 mm trở lên.
Lưu ý: Diện tích nhà vệ sinh đã bảo gồm tính toán những vị trí lắp ráp những thiết bị cần thiết. Chả hạn như: Tay vịn, lối đi, hộp giấy vệ sinh, khu sàn trống…
Tiêu chuẩn của bệ xí dành cho nhóm người khuyết tật
Với bệ xí của người khuyết tật cần có chiều cao không được phép thấp hơn so với mức bình thường. Chúng phải đặt cách mặt sàn tầm 400 – 450 mm, cách vị trí bờ tường đằng sau nhà vệ sinh chừng 760 mm. Ngoài ra, kích thước tính từ trục bệ tới mặt tường vào chừng 460 mm.
Tiêu chuẩn của hộp giấy vệ sinh cho đối tượng người khuyết tật
- Khoảng cách từ hộp giấy tới mép bệ xí sẽ vào khoảng 180 mm – 230 mm và cách mặt của sàn chừng 400 mm – 1200 mm.
- Trong trường hợp phòng vệ sinh công cộng thiết kế lắp đặt ở phía tay vịn thì hộp giấy sẽ có khoảng cách so với tay vịn ít nhất là 40 mm. Nếu hộp lắp bên trên tay vịn thì hộp đựng giấy sẽ cách một khoảng nhỏ hơn chừng 300 mm.
Mô tả chi tiết về lắp đặt phần tay vịn trong nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật
- Tay vịn là điều bắt buộc phải có với những đoạn đường dốc cũng như chặng nghỉ ở các bậc, hành lang. Lưu ý: Tại điểm đầu và kết thúc của đường dốc thì tay vịn cần kéo độ dài thêm 300 mm.
- Tay vịn phải là loại dễ nắm, có thể gắn chắc chắn vào tường, thường là kiểu có đường kính từ 25-50 mm.
- Tay vịn cần cách mặt sàn 900 mm, nếu là người khuyết tật ngồi xe lăn thì tay vịn với mặt sàn chỉ cách nhau 750 mm. Ngoài ra, độ dài từ tay vịn đến tường gắn tối thiểu nhất là 40 mm.
- Vì là người khuyết tật nên tay vịn cũng cần có những màu sắc tương phản so với màu của tường. Nếu cả hai tay vịn nằm cùng một bên thì cao độ của tay vịn bậc trên là 900 mm, bậc dưới là 650 mm tính từ mặt sàn lên.
- Phần tay vịn phải được làm chắc chắn, không lung lay, chế tạo từ vật liệu cao cấp, chịu lực tốt. Để từ đó, đảm bảo an toàn cao nhất cho người sử dụng.
Kích thước tay vịn
- Khu vực xung quanh bệ xí phải được lắp đặt tay vịn với thiết kế nằm ngang có độ dài chừng 1000 mm. Tay vịn cần cách mặt tường phía sau tầm khoảng 300 mm. Ngoài ra, độ cao lắp tầm 900 mm, thanh vịn nằm ngang ở mặt sau với chiều dài ít nhất từ 600 mm đổ lên, độ cao khoảng 900 mm.
- Tay vịn thứ 1 được thiết kế sao cho cách mép trước bệ 300 mm, cách trục bệ chừng 250 mm.
- Tay vịn thứ 2 sẽ cách bệ xí khoảng 450 mm, mang độ cao chừng 850 – 1300 mm tính từ khu vực mặt sàn lên. Ngoài ra, cần trang bị thêm tay vịn thẳng cắm từ mặt sàn nhà vệ sinh tới kịch trần.
- Trong trường hợp, nhà vệ sinh có thêm bồn cầu thì cũng cần phải trang bị tay vịn chuẩn, có độ cao tối thiểu cách mặt sàn không quá 400 mm.
Lưu ý:
Với các phòng vệ sinh dành cho người khuyết tật có kích thước 1400 x 900 (mm) thì không cần thiết phải lắp tay vịn dạng thẳng đứng khi đã có loại tay nằm ngang, bẻ lệch, chếch chéo một góc 300 hoặc 450 mm, độ dài ước chừng 700 mm.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật đúng tiêu chuẩn. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết này.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.