Nhà vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong mọi công trình xây dựng, từ nhà ở đến các công trình công cộng. Việc hiểu rõ cấu tạo sàn nhà vệ sinh không chỉ giúp bạn đảm bảo hiệu quả sử dụng mà còn giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề như thấm nước hay tắc nghẽn. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về các bộ phận cấu tạo sàn nhà vệ sinh, ưu nhược điểm của các loại sàn và lưu ý trong thiết kế.
Các bộ phận chính của sàn nhà vệ sinh
Sàn nhà vệ sinh thường được chia thành hai loại chính: sàn chống thấm toàn khối và sàn chống thấm lắp ghép.
Cấu tạo sàn vệ sinh toàn khối
Sàn vệ sinh toàn khối bao gồm 4 lớp cơ bản:
- Lớp áo sàn: Đây là lớp trên cùng, chịu trách nhiệm chống thấm nước hiệu quả. Vật liệu thường được dùng là xi măng cát với tỷ lệ trộn chính xác.
- Lớp tạo dốc: Đảm bảo nước trên mặt sàn chảy về miệng thu nước, giúp sàn luôn khô ráo.
- Lớp kết cấu chịu lực: Thường được làm từ bê tông cốt thép để chịu tải trọng và ngăn thấm nước.
- Lớp trần sàn: Lớp này bảo vệ kết cấu chịu lực và có thể sử dụng trần giả để che đường ống kỹ thuật.
Các lớp cấu tạo sàn vệ sinh kiểu lắp ghép
Khác với sàn toàn khối, sàn vệ sinh lắp ghép thường sử dụng các tấm bê tông đúc sẵn, giúp tiết kiệm thời gian thi công.
- Lớp chịu lực trong sàn lắp ghép thường làm bằng panen chữ U hoặc tấm bê tông đen, kết hợp lớp bê tông chống thấm.
- Lớp chống thấm dày 4cm, đảm bảo ngăn nước thấm xuống dưới.
Nên làm sàn nhà vệ sinh âm hay dương?
Tùy thuộc vào loại công trình và nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn giữa hai kiểu sàn sau:
Sàn vệ sinh dương:
- Mặt sàn WC cao hơn sàn ngoài khoảng 50mm.
- Ưu điểm: Thi công dễ dàng, phù hợp cho nhà chung cư, sửa chữa nhanh.
- Nhược điểm: Dễ nghe tiếng nước chảy, đòi hỏi thi công độ dốc chuẩn.
Sàn vệ sinh âm:
- Mặt sàn WC thấp hơn sàn ngoài khoảng 200mm.
- Ưu điểm: Dễ tạo độ dốc, hạn chế tiếng nước chảy, phù hợp với nhà phố ít tầng.
- Nhược điểm: Sửa chữa khó khăn hơn, chi phí thi công cao hơn.
Xem thêm: Kích thước hộp kỹ thuật nhà vệ sinh chuẩn – Hướng dẫn lắp đặt
Yêu cầu khi thiết kế sàn vệ sinh
Sàn vệ sinh luôn bị ẩm ướt và có khả năng trơn trượt cao. Do đó trong quá trình thi công đòi hỏi phải chọn nguyên vật liệu có khả năng chống trơn trượt tốt.
- Thi công sàn vệ sinh yêu cầu đúng quy trình, kỹ thuật, vật liệu chống thấm tốt.
- Quá trình chống thấm nhà vệ sinh chuẩn, không vội vàng, đảm bảo đúng nguyên tắc.
- Sàn vệ sinh đảm bảo không thấm nước trên tường, sàn nhà hoặc các phòng bên cạnh.
- Sàn vệ sinh có độ dốc hợp lý để tránh nước không bị tồn đọng.
- Các kẽ hở cẩn được trám trít cẩn thận trong quá trình thi công.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo sàn nhà vệ sinh cũng như cách thi công xây dựng sàn nhà vệ sinh sao cho đúng chuẩn nhất. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo an toàn cho gia đình.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.