Trang chủ | Tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người là bao nhiêu? Bảng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người là bao nhiêu? Bảng tiêu chuẩn

By Hưng Thịnh | Updated on 11/04/2025

Tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người là cơ sở quan trọng để thiết kế hệ thống cấp thoát nước hiệu quả đảm bảo sinh hoạt hằng ngày và duy trì chất lượng cuộc sống. Việc xác định đúng lượng nước cần thiết cho mỗi cá nhân không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên mà còn góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt trong bối cảnh nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm. Vậy một người cần bao nhiêu lít nước mỗi ngày là hợp lý theo tiêu chuẩn?

Tại sao cần có tiêu chuẩn cấp nước 

Tiêu chuẩn cấp nước là dữ liệu lượng nước trung bình của con người dùng cho một ngày. Dựa vào lượng nước cấp trên một người để tính toán được hệ thống cấp nước chính xác. 

Hệ thống nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia là nước có các hàm lượng các chất có trong nước không vượt mức giới hạn cho phép của các chỉ tiêu như tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT hay chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.

Những tiêu chuẩn này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước. Chúng là cơ sở giúp cá nhân và tổ chức xác định xem nguồn nước mình đang sử dụng có đảm bảo sạch và an toàn hay không. Nhờ đó, con người có thể chủ động phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn từ nguồn nước ô nhiễm.

Từ đó, các kỹ sư có thể tính toán và xây dựng hệ thống cấp thoát nước phù hợp. Tránh tình trạng không đủ nguồn nước cấp gây quá tải hệ thống hoặc hệ thống cấp thoát nước quy mô quá lớn. 

Như vậy, tiêu chuẩn cấp nước dùng cho 1 người là yếu tố quan trọng trong các công trình liên quan đến nước sinh hoạt. 

Bảng tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người

tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người

Việc tính toán chuẩn lượng nước sử dụng cho 1 người vô cùng quan trọng cho sức khỏe cũng như lĩnh vực xây dựng thiết kế hệ thống cấp thoát nước. Để xây dựng được hệ thống chứa nước phù hợp, cần xác định rõ mức tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người.

Từ lượng nước 1 người cần dùng, chủ đầu tư có thể dễ dàng tính toán khối lượng hệ thống cấp nước cần đến. Lượng nước một người cần sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng thiết bị sử dụng nước, địa điểm sử dụng, công suất sử dụng. Ngoài ra, khối lượng nước cũng thay đổi tùy theo đối tượng sử dụng cũng như mức tiện nghi của thiết bị nhà ở.

Xử lý nước thải bằng sinh học được thực hiện như thế nào? Bạn có biết có bao nhiêu phương pháp xử lý? Cùng HT tìm hiểu chi tiết nhé! 

Bảng tiêu chuẩn sử dụng nước phân theo đối tượng sử dụng

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG MỨC TIÊU CHUẨN SỬ DUNG (1 NGƯỜI/ NGÀY)
Thành phố lớn, khu công nghiệp đông đúc, khu du lịch 200 – 250
Thành phố, huyện tỉnh, khu công nghiệp quy mô nhỏ 150 – 200
Thị trấn, khu công nghiệp nhỏ 80 – 120
Nông thôn 25 – 50

Tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người theo mật độ dân cư

Tiêu chuẩn dùng nước cũng có thể xác định nhanh chóng dựa theo mật độ dân cư bình quân. Tuy theo số tầng khu nhà ở, số hộ đình mà chủ đầu tư có thể ước tính chính xác lượng nước cần sử dụng

  • Nhà 1, 2 tầng: dùng từ 80l -120l/ ngày
  • Nhà 3- 5 tầng: 120l – 180l/ ngày
  • Các khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn cao cấp, khu du lịch: 180l – 400l/ ngày
  • Tại các đơn vị phường xã, tùy mật độ dân dố mà mức nước có thể chênh lêch từ 40l – 60l/ ngày.
  • Đối với các điểm dân cư nông nghiệp có mật độ dân cư 350 người/ha với mức dân cứ dưới 3000 người là 40l – 50l / người – ngày. Với số dân cư trên 3000 người là 50l – 60l/người – ngày. 

Các tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người theo mật độ dân cư có thể thay đổi trong khoảng 10 – 20% tùy thuộc vào các yếu tố khí hậu, mức độ tiện nghi và điều kiện địa phương khác nhau. 

Cập nhật bảng giá nước sinh hoạt mới nhất 2025 và cách tính tiền nước thông qua bài viết chi tiết tại HT 

Xác định theo độ tiện nghi của ngôi nhà

tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người

Với  mức độ tiện nghi khác nhau trong ngôi nhà, số lượng thiết bị sử dụng nước mà tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người/ ngày cũng sẽ thay đổi

ĐỘ TIỆN NGHI NHÀ Ở MỨC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG
Nhà không có nhiều thiết bị vệ sinh, có vòi nước riêng 60 -100
Nhà có đầy đủ hệ thông cấp thoát nước, thiết bị vệ sinh đầy đủ 100 – 150
Đầy đủ thiết bị vệ sinh và chậu tắm 150 250
Đầy đủ như trên và bồn tắm nóng cục bộ 200 – 300

Ngoài ra, mức sử dụng nước còn được xác định thông qua nhu cầu sinh hoạt, các mục đích sử dụng khác nhau.

Tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người dùng cho công nhân 

Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt và ăn uống cho công nhân tại các khu công nghiệp dựa vào lượng nhiệt tỏa ra từ các phân xưởng sản xuất. Dưới đây là bảng tiêu chuẩn dùng nước cho công nhân.

Loại phân xưởng Tiêu chuẩn (l/người – ngày)
Phân xưởng tỏa nhiệt > 20Kcal/m3/giờ 45
Phân xưởng khác  25

Tiêu chuẩn dùng nước cho công nhân sau ca sản xuất được quy định là là 300l/giờ cho một vòi tắm hương sen với thời gian tắm 45 phút. 

Dưới đây là bảng tính theo số lượng vòi tắm dành cho công nhân trong 1 ca đồng nhất và tùy vào đặc điểm vệ sinh của quá trình sản xuất. 

Nhóm sản xuất  Đặc điểm vệ sinh  Số người sử dụng tính cho 1 bộ vòi hương sen (người) 
I Không làm bẩn quần áo, chân tay 30
II Có làm bẩn quần áo, chân 14
Có dùng nước 10
Thải nhiều bụi và các chất bẩn độc 6

Tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người dùng cho bệnh viện

Tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người tại bệnh viện được quy định tùy vào loại hình và quy mô bệnh viện nhưng thường dựa theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam hoặc tiêu chuẩn thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Dưới đây là thông tin tham khảo phổ biến:

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn dụng nước cho 1 người/ngày tại bệnh viện theo TCVN 4513:1988 – Cấp nước – Mạng lưới bên trong và thiết bị vệ sinh và các tài liệu thiết kế bệnh viện:

Loại cơ sở (bệnh viện)  Mức nước tiêu thụ(l/ngày/người) 
Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, cấp trung ương 300 – 450 lít/người/ngày
Viện đa khoa cấp tỉnh, trung ương  250 – 400 lít/người/ngày
Bệnh viện tuyến huyện, thị trấn, xã 200 – 300 lít/người/ngày
Phòng khám hoặc trạm y tế 100 – 150  lít/người/ngày
Bệnh viện điều trị nội trú 400  – 600  lít/người/ngày

* Tiêu chuẩn trên áp dụng cho cả bệnh nhân nội trú và cán bộ y tế, mức nước tính bao gồm cả nước sinh hoạt, nước giặt giũ, vệ sinh, tiệt trùng thiết bị và xử lý y tế.

* Đối với bệnh viện mới xây, cần tính thêm 10–15% dự phòng cho phát triển tương lai.

Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy: 

Số dân (1000 người) 

Số đám cháy đông người Lưu lượng nước cho 1 đám cháy (l/s)
Nhà 2 tầng trở xuống với bậc chịu lửa Nhà hỗn hợp các tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa Nhà 3 tầng trở lên không phụ thuộc bậc chịu lửa
I     II      III IV           V
Đến 5 1 5 5 10 10
10 1 10 10 15 15
25 2 10 10 15 15
50 2 15 20 20 25
100 2 20 25 3 35
200 2 20 30 40
300 2 40 55
400 2 50 70
500 2 60 80

Lượng nước sử dụng nội bộ trong nhà máy thường chiếm khoảng 5–10% công suất của trạm xử lý nước (với trị số thấp hơn áp dụng cho các trạm có công suất trên 20.000 m³/ngày). Đối với nước rò rỉ và nhu cầu dự phòng, có thể tính từ 20–30% tổng công suất của hệ thống cấp nước.

Các tiêu chuẩn dùng nước khác

Dựa vào mục đích sử dụng mà tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng hệ thống thoát nước cũng khác nhau.

Nước công nghiệp

Theo tiêu chuẩn cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình thì quy định tiêu chuẩn cấp nước cho công nghệ đảm bảo các yếu tố sau: 

– Tại trung tâm công – nông nghiệp, công – ngư nghiệp thì tiêu chuẩn cấp nước dựa trên đầu người (ngày trung bình trong năm) là 80 – 150 lít/người/ngày.
– Tiêu chuẩn sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp cần được xác định dựa trên quy mô thiết kế và đặc thù của từng loại hình sản xuất. Cụ thể:

  • Với các ngành công nghiệp như sản xuất rượu bia, sữa, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt… mức tiêu chuẩn là 45m³/ha/ngày.
  • Đối với các ngành công nghiệp khác, nơi nước không được sử dụng trực tiếp nhiều trong quy trình sản xuất, tiêu chuẩn là 22m³/ha/ngày.

– Riêng lưu lượng nước phục vụ sinh hoạt trong cơ sở sản xuất được tính trung bình 300 lít/giờ/người.

Nước tưới cây, tưới đường

tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người

– Lượng nước sử dụng cho tưới cây và rửa đường tối thiểu chiếm khoảng 8% tổng lượng nước sinh hoạt. Chỉ tiêu cấp nước cần đảm bảo như sau: tưới vườn hoa và công viên đạt ít nhất 3 lít/m²/ngày đêm; rửa đường đạt tối thiểu 0,4 lít/m²/ngày đêm. Ngoài ra, khuyến khích sử dụng nguồn nước tái chế như nước mưa hoặc nước thải đã qua xử lý cho các mục đích này.

Nước trong các nhà công cộng

Mức nước tiêu chuẩn sử dụng cho các nhà vệ sinh công cộng được quy chuẩn theo phân cấp từng loại. Tùy kích cỡ cũng như khối lượng chứa mà thiết kế có thể thay đổi đường cấp nước phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Bạn đã biết khái niệm chất thải sinh hoạt là gì chưa? Bạn đã biết cách phân biệt chất thải sinh hoạt và sai lầm khi phân loại chưa? Cùng tham khảo chi tiết tại bài viết của HT. 

Nước dùng trong khu xử lý

Theo tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người, nước khu xử lý có thể lắp đặt theo tỉ lể 5  ÷ 10, Lượng nước sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu của trạm kỹ thuật, kích thước công trình cũng như kích thước các bể chứa.

Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho 1 người mới nhất

Theo TCXDVN 33:2006 cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế thì tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một người phục phụ các hoạt động ăn uống, chế biến thực phẩm, sinh hoạt… 

Lượng nước cấp thay đổi theo khu vực địa lý của mỗi người: 

– Tại các thành phố có khu du lịch hoặc khu công nghiệp lớn: từ 300 – 400 lít/người/ngày.

– Tại các thành phố vừa hoặc nhỏ, hoặc khu công nghiệp quy mô vừa: khoảng 200 – 270 lít/người/ngày.

– Tại các thị trấn có trung tâm công nghiệp, nông nghiệp hoặc ngư nghiệp: dao động từ 80 – 150 lít/người/ngày.

– Tại khu vực nông thôn: mức sử dụng tiêu chuẩn là từ 40 – 60 lít/người/ngày.

Ngoài ra, lượng nước sinh hoạt cấp cho 1 người còn có thể phụ thuộc vào khí hậu, điều kiện kinh tế của địa phương.

Xác định chính xác tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người giúp việc thiết kế, xây dựng hệ thống hoàn thiện hơn. Từ đó, giúp xây dựng công trình chất lượng, tiện nghi, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người sử dụng.

Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Ô nhiễm môi trường biển – Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp

Ô nhiễm môi trường biển đang trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng...

Cấu tạo bồn cầu , nguyên lý hoạt động xu hướng bồn cầu 2025

Bạn có bao giờ thắc mắc thiết bị vệ sinh quen thuộc như bồn cầu...

2 Cách sửa cần gạt nước bồn cầu bị gãy (ai cũng làm được)

Cần gạt nước bồn cầu bị gãy là sự cố không ai mong muốn nhưng...

Cấu tạo bộ xả nước bồn cầu bộ xả nước bồn cầu loại nào tốt?

Bộ xả nước là “trái tim” của chiếc bồn cầu, quyết định hiệu quả xả...

Câu hỏi thường gặp

Bao lâu thì nên hút bể phốt

Nếu hệ thống bể phốt được thiết kế, xây dựng đúng quy chuẩn, không vứt rác thải khó tiêu xuống bồn cầu hay bể phốt thì khoảng 15 năm bạn mới phải hút bể phốt. Nếu bể phốt thiết kế, xây dựng không đúng quy chuẩn và quá trình sử dụng có rác thải khó tiêu thì khoảng từ 1 đến 5 năm là bạn phải thực hiện hút bể phốt một lần.

Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối và tuỳ vào mức độ sử dụng. Khi thấy dấu hiệu tắc nghẽn hoặc nước trào ngược bạn nên nhờ đơn vị hút bể phốt uy tín để tư vấn và kiểm tra.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào hữu ích với khách hàng trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ hút bể phốt và lựa chọn cho mình một địa chỉ hút bể phốt Uy Tín tại Hà Nội.

Bất cứ khi nào cần tư vấn, hỗ trợ và sử dụng dịch vụ hút bể phốt, hãy liên hệ với Hưng Thịnh để được phục vụ tận tình 24/7 và hiệu quả nhất.

Hệ thống bể phốt bao gồm bể chứa, bể lắng, bể lọc, bể rút để chứa và phân huỷ chất thải. Theo đó, các vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất thải hữu cơ thành bùn để đưa ra ống thoát nước.

Các chất thải rắn không thể phân huỷ sẽ được tích trữ và dần dần làm đầy và tràn bể phốt gây ra mùi hôi làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nhiều trường hợp nước thải tràn ngược trở lại gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Vì thế, việc hút bể phốt là điều cần thiết phải làm định kỳ.

Để thông tắc chậu rửa mặt bằng móc quần áo thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 cái móc rồi uốn cái móc cho thẳng ra. Một đầu bạn uốn thành cái móc như hình dưới đây

Sau khi làm xong móc thì bạn bắt đầu cho xuống cống xem có móc được cái gì lên không nào.

Bạn vừa lôi lên được tóc cùng những rác thải mắc ở gần miệng ống. Chính nó là nguyên nhân làm tắc chậu rửa bát đó.

Tìm kiếm cửa hàng
Tìm thấy cửa hàng
Đang tải...