6 phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Hiện nay, nhu cầu xử lý nước thải của các công ty, doanh nghiệp ngày càng gia tăng do yêu cầu của các cơ quan chủ quản về môi trường ngày càng siết chặt trong công tác quản lý vấn đề xả thải của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực xử lý nước thải hiện nay, có rất nhiều công nghệ xử lý luôn có những ưu điểm và nhược điểm riêng, chính vì vậy lựa chọn một công nghệ phù hợp cho quy mô sản xuất của doanh nghiệp là một việc cần được ưu tiên hàng đầu.

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Phương pháp xử lý nước thải bằng các công nghệ sinh học hiếu khí

Công nghệ xử lý nước thải bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank)

Bùn hoạt tính là phương pháp mà các vi sinh vật trong nước thải bám vào các chất lơ lửng trong đó để cư trú, sinh sản, phát triển và các vi sinh vật này sử dụng nguồn chất hữu cơ trong nước làm thức ăn đồng thời phân hủy chất hữu cơ làm tăng sinh khối và dần dần tạo thành các hạt bông gọi là bùn hoạt tính.

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

* ưu điểm

– Hiệu quả xử lý BOD cao, đạt tiêu chuẩn cho phép của môi trường.

* Nhược điểm

– Khi vận hành có thể phát tán bọt do các chất tẩy rửa hoặc phát tán vi khuẩn do quá trình sục khí.

– Chi phí điện rất cao.

– Phải đầu tư thêm bơm tuần hoàn bùn, bơm thổi khí.

Xem thêm : Ưu nhược điểm của bể aerotank

Công nghệ xử lý sinh học dạng mẻ (Sbr)

Bể phản ứng theo mẻ là dạnh công trình xử lí nước thải dựa trên phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí, nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra gián đoạn trong cùng một kết cấu.

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

– Các giai đoạn xử lý bằng SBR

+ Đưa nước vào bể

+ Giai đoạn phản ứng

+ Giai đoạn lắng

+ Giai đoạn xả nước ra

* Ưu điểm

– Có thể xử lý nhiều loại nước thải khác nhau với nhiều thành phần và tải trọng.

– Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng thiết bị

– Có thể điều khiển hoàn toàn tự động

– Có khả năng nâng cấp hệ thống

– Chi phí đầu tư và vận hành thấp

* Nhược điểm

– Cần phải có nhiều thiết bị hoạt động đồng thời với nhau.

– Công suất xử lý thấp

Công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Nguyên lí hoạt động của công nghệ này tương tự như trường hợp vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chỉ khác là vi sinh vật phát triển dính bám trên vật liệu tiếp xúc đặt trong bể.

* Ưu điểm

– Hệ vi sinh cộng sinh đem lại hiệu quả xử lý tốt

– Giảm 30% thể tích so với các công nghệ hiện có giúp giảm diện tích hệ thống, giảm chi phí đầu tư ban đầu

– Hệ thống sensor giúp tiết kiệm 40% điện năng tiêu thụ so với các hệ thống khác

Công nghệ lọc sinh học (Trickling Filter)

Sử dụng VSV để phân hủy các chất hữu cơ, VSV dính bám trên bề mặt vật liệu lọc, khi nước thải chảy qua lớp vật liệu này thì các chất ô nhiễm sẽ được phân hủy và xử lý.

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

* Ưu điểm

– Chi phí đầu tư thấp

– Tiêu tốn ít năng lượng hơn các phương pháp xử lý bùn hoạt tính

* Nhược điểm

– Có thể bị tắc hệ thống

– Tải lượng xử lý nhỏ

– Dễ sinh mùi

– Nhạy cảm với nhiệt độ

Phương pháp xử lý nước thải bằng các công nghệ sinh học kỵ khí

Công nghệ bể xử lý kỵ khí

Bể xử lý truyền thống là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có chứa chất hữu cơ, có khả năng phân hủy sinh học nồng độ cao.

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

* Ưu điểm

– Hiệu suất xử lý cao

– Không có mùi hôi

– Nước thải và khí thải đạt tiêu chuẩn không mùi và sạch

– Sinh ra lượng bùn ít và lượng bùn trong bể luôn được duy trì ổn định

Công nghệ sinh học kỵ khí UASB

Xử lý nước thải UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp là V < 1m/h.

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

* Ưu điểm

– Xử lý các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ rất cao

– Hiệu suất xử lý COD có thể lên đến 80%

-Hệ thống xử lý tiêu thụ rất ít năng lượng trong quá trình vận hành

* Nhược điểm

– Cần diện tích và không gian lớn để xử lý chất thải

– Qúa trình tạo bùn hạt tốn nhiều thời gian và khó kiểm soát

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và có thêm sự lựa chọn về các phương pháp xử lý nước tải theo công nghệ sinh học!