Hằng ngày, tại nước ta ước tính có hàng ngàn tấn rác được xả ra ngoài môi trường và chưa cho biện pháp xử lý. Hiện nay, có ba loại rác phổ biến là rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế. Trong đó rác vô cơ là loại rác khó xử lý và là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống hiện nay. Cùng Hưng Thịnh tìm hiểu chi tiết về rác vô cơ trong bài viết sau.
Rác vô cơ là gì?
Rác vô cơ là loại rác không có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, chúng không thể phân hủy sinh học trong môi trường tự nhiên. Các loại rác thải vô cơ phổ biến trong sinh hoạt thường ngày, chúng không thể phân hủy hoặc tái chế. Loại rác này thường được thu gom đến điểm tập kết để chôn lấp hoặc xử lý.
Không giống như rác hữu cơ có thể thu gom và chế tạo thành phân bón, rác tái chế có thể tái chế thành diện mạo mới và có thể tái sử dụng. Rác vô cơ mặc dù đã trải qua quá trình xử lý và chôn lấp nhưng để tiêu hủy được thì cần khoảng thời gian rất dài.

Rác thải vô cơ gồm nhiều loại khác nhau, chủ yếu là những vật liệu nhân tạo, khó phân hủy và thường không có nguồn gốc sinh học. Dưới đây là các loại rác vô cơ phổ biến:
- Những vật liệu đã qua sử dụng hoặc không còn giá trị dùng nữa như gạch, đá, ngói, bê tông, sắt thép…
- Các loại vỏ hải sản như: Ốc, sò, ngao…
- Những túi nilon đã qua sử dụng
- Các đồ vật phục vụ mục đích sinh hoạt đã mất khả năng sử dụng như: Bình thủy tinh vỡ, băng đĩa nhạc xước, giày dép, quần áo…
- Bao bì đựng thực phẩm, dược mỹ phẩm như: hộp xốp, khay nhựa định hình, hộp nhựa sử dụng một lần…
Đặc điểm của rác vô cơ
Rác vô cơ là loại rác có khả năng gây biến đổi chất và không tự phân hủy được. Dạng phổ biến nhất của rác thải vô cơ là các vật liệu từ nhựa và thủy tinh. Các vật liệu này khi gặp điều kiện nhiệt độ không phù hợp rất dễ gây ra tình trạng biến đổi chất.

Rác vô cơ có đặc tính khó phân hủy nên gây nhiều khó khăn cho các công ty xử lý rác thải. Ví dụ như túi nilon sau khi được xử lý theo quy trình và chôn lấp xuống đất, thì cũng phải mất hàng trăm năm chúng cũng chưa thể phân hủy được.
Chính vì thế, ngoài việc xử lý rác thải đúng quy trình, người dân cũng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm bằng việc hạn chế xả rác ra ngoài môi trường. Bởi các loại rác này nếu nhiễm và nguồn đất, nguồn nước sẽ gây ra các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước.
Lý do nên hạn chế tạo ra rác thải vô cơ
Nhằm tạo ra một tương lai bền vững cho thế hệ mai sau, thì việc hạn chế rác thải vô cơ là nhiệm vụ quan trọng. Rác vô cơ là loại rác không thể phân hủy tự nhiên như: Nhựa, kim loại, thủy tinh và nhiều chất hóa học khác. Chúng có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và gây hại cho sức khỏe con người.

Một cục pin xả ra môi trường vài chục năm vẫn giữ nguyên hình dạng, túi nilon mất vài trăm năm mới có thể phân hủy. Chình vì rác vô cơ là loại rác khó phân hủy và ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến môi trường sống. Nên việc hạn chế tối đa việc tạo ra rác thải vô cơ là vô trong sinh hoạt hằng ngày là vô cùng cần thiết.
Cách xử lý rác vô cơ đúng cách
Cách xử lý rác thải vô cơ đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Dưới đây là các bước cụ thể để xử lý rác vô cơ đúng cách và hiệu quả.
Phân loại rác đúng quy định
Trước khi xả tiến hành vứt rác chúng ta cần hiểu rõ bản chất và đặc điểm của từng loại rác và sau đó tách chúng ra riêng biệt. Rác thải sinh hoạt được chia làm ba loại gồm có, rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ, rác tái chế.

- Rác hữu cơ bao gồm thức ăn thừa, rau củ, cỏ cây, bã trà…
- Rác vô cơ bao gồm túi nilon, hộp đựng bánh, hộp cơm, đồ gốm sứ, thủy tinh, vỏ thủy hải sản, đồng hồ băng keo…
- Rác tái chế bao gồm giấy báo, vỏ bao thuốc lá, vỏ lon, kim loại, bình xịt, quần áo cũ…
Việc phân loại rác đúng cách được xem là phương pháp xử lý tại nguồn, nhưng không phải ai cũng thực hiện việc phân loại rác. Để thực hiện tốt việc phân loại rác, tại các gia đình và các điểm công cộng nên sử dụng và lắp đặt thùng rác được phân chia ngăn như thùng rác 2 ngăn, thùng rác 3 ngăn để việc phân loại rác được thuận tiện và hiệu quả.
Xử lý rác thải vô cơ ở điểm tập kết
Rác vô cơ sau khi thu gom sẽ được vận chuyển đến các điểm tập kết hoặc trung tâm xử lý rác thải chuyên nghiệp. Hiện nay, rác thải vô cơ được xử lý bằng hai phương pháp chính là chôn lấp hoặc thiêu đốt.
Chôn lấp: Sau khi được đưa đến các điểm tập kết, rác thải sẽ được đưa xuống các hố được thiết kế kỹ thuật nhằm cách ly rác với môi trường sống, hạn chế rò rỉ chất độc hại ra ngoài. Tuy nhiên, phải mất đến hàng trăm năm rác thải vô cơ mới có thể tiêu hủy được.
Thiêu đốt: Rác thải sẽ được thiêu đốt tại các nhà máy xử lý rác thải, quá trình đốt rác ở nhiệt độ cao (800–1200°C) trong lò chuyên dụng, giúp giảm thể tích rác đáng kể và tiêu diệt các thành phần độc hại.

Dù sử dụng phương pháp nào trong hai phương pháp trên đều có những tác động xấu đến môi trường xung quanh, cũng như đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn để tiêu hủy rác. Chính vì thế, để bảo vệ môi trường sống chúng ta nên hạn chế sử dụng và xả rác thải vô cơ ra ngoài môi trường. Đối với các loại rác vô cơ có khả năng tái chế, nên thu gom và tái sử dụng để giảm áp lực và bảo vệ môi trường sống.
Phân biệt rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế
Để quản lý rác thải hiệu quả và bảo vệ môi trường sống việc phân biệt các loại rác là yếu tố vô cùng quan trọng. Việc tái sử dụng rác thải giúp tránh lãng phí tài nguyên và giảm các tác động tiêu cực lên trái đất.
Rác vô cơ | Rác hữu cơ | Rác tái chế | |
Khái niệm | Rác vô cơ là loại rác không thể tái sử dụng, khó hoặc không thể phân hủy, có nguy cơ gây hại cho môi trường sống và sức khỏe của con người.
Ví dụ: Đồ thủy tinh, chén, đĩa, nồi thủy tinh, cao su, gạch đá… |
Rác hữu cơ có khả năng tự phân hủy và tái sản xuất phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và rác thải sinh hoạt hằng ngày.
Ví dụ: cơm, rau củ quả hay các loại lá cây, hoa quả, thân cây… |
Rác tái chế là loại rác khó phân hủy hơn rác hữu cơ, nhưng vẫn có thể tái sử dụng để phục vụ cuộc sống sinh hoạt.
Ví dụ: Thùng carton, vỏ lon đồ uống, ghế nhựa… |
Nguồn gốc | Nguồn gốc của rác thải vô cơ là các vật liệu xây dựng bỏ, bao bì bên ngoài, các loại nhựa và túi nilon | Rác hữu cơ là các thực phẩm thừa sau khi chế biến, thường là các loại rác trong nhà bếp và các loại cỏ cây hoa lá có trong tự nhiên. | Rác tái chế có nguồn gốc từ các loại giấy thải, vỏ hộp, vỏ chai đựng thực phẩm của con người. |
Cách xử lý | Phân loại và thu gom đúng cách
Vận chuyển đến điểm tập kết và tiêu hủy theo đúng quy trình |
Chôn lấp các loại rác hữu cơ
Rác hữu cơ được ủ làm phân bón |
Phân loại và thu gom rác tái chế
Vận chuyển đến điểm tái chế rác để xử lý |
Hiện nay, rác thải là vấn đề ngày càng nghiêm trọng được cộng đồng quốc tế quan tâm. Hy vọng với những thông tin mà Hưng Thịnh cung cấp bên trên, bạn đã nắm được khái niệm về rác vô cơ cũng như cách phân loại rác đúng cách. Chúng ta hãy cùng chung tay, bảo vệ và hành động để bảo vệ môi trường sống cho chúng ta cũng như các thế hệ tương lai. Vì một môi trường xanh – sạch – đẹp.

Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.