Mặc dù đã được vệ sinh, lau chùi sạch sẽ nhưng bồn cầu vẫn bốc mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên và cách xử lý hiệu quả triệt để như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn.
Vì sao bồn cầu lại bốc mùi hôi?
Để xử lý tình trạng thực sự hiệu quả, bạn phải xác định được nguyên nhân, từ đó mới có giải pháp phù hợp.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bồn cầu thường xuyên bốc mùi hôi thối.
Bồn cầu bốc mùi hôi thối là hiện tượng dễ gặp hiện nay
1/ Các chất cặn bã bám nhiều ở trong đường ống
Trong thiết kế bồn cầu luôn có phần ống Siphon giữ nước để hạn chế tối đa việc mùi hôi của các chất thải bốc ngược trở lại.
Đường ống này có thiết kế uốn cong do đó các chất bẩn, cặn bã, chất thải dễ bị tắc và ứ đọng tại đây.
Dần dần lâu ngày, các chất này sẽ bám nhiều trong đường ống gây tắc, chất thải không được lưu thông sẽ bốc mùi khó chịu.
Chất cặn bã bám nhiều gây tắc đường ống
Để xử lý tình trạng này, các bạn có thể sử dụng các chế phẩm làm sạch dạng viên hoặc nước, đổ vào bồn cầu, ngâm trong thời gian hướng dẫn và giật nước.
Điều này có tác dụng làm tan các chất cặn bã bám ở đường ống, giúp bồn cầu thông thoáng và không gây mùi.
2/ Lượng nước ở trong ống Siphon quá thấp
Ống siphon là bộ phận giữ nước để tránh mùi hôi bốc ngược trở lại. Đây là chi tiết nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế bồn cầu.
Lượng nước trong ống Siphon quá thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến nhà vệ sinh bốc mùi
Ở trạng thái bình thường, khi được lắp đặt đúng thì nước trong phần ống Siphon và bồn cầu ngang nhau và tầm khoảng 10-12cm.
Tuy nhiên, khi lắp đặt sai vị trí khiến mực nước ở trong ống siphon quá thấp, vì vậy ống sẽ không thể ngăn chặn được khí hôi trào ngược từ bể phốt lên bồn cầu khiến nhà vệ sinh bốc mùi khó chịu.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tháo bồn cầu ra và lắp lại.
Bạn nên xem: Hướng dẫn cách lắp đặt bồn cầu đúng cách
Lưu ý: Nếu không có kinh nghiệm thì bạn nên thuê các thợ lắp đặt bồn cầu để lắp đặt lại ống Siphon cho chính xác với thiết kế chuẩn.
3/ Ống thoát khí của bể phốt bị tắc
Hiện nay, đa số các bể phốt khi thiết kế đều có bộ phận ống thoát khí (hay còn gọi là ống thông hơi).
Ống thoát khí của bể phốt bị tắc
Thông thường, đường thoát khí được thiết kế bởi ống nhựa với đường kính khoảng 4,2cm để thoát khi trong hầm cầu ra bên ngoài.
Tuy nhiên trong trường hợp ống thoát khí bị tắc sẽ làm cho các khí tạo thành trong quá trình phân hủy chất thải ở dưới bể phốt bị ứ đọng, bay lên theo đường ống bồn cầu, gây ra mùi hôi khó chịu.
Với tình trạng này, nguyên nhân có thể là do lỗi thiết kế ống thoát khí trong bể phốt chưa đúng. Giải pháp là bạn cần sửa chữa lại hệ thống ống thoát khí.
Nếu chưa có thời gian sửa chữa, ban có thể áp dụng một số cách khử mùi tạm thời như là: Sử dụng các chất khử mùi, dùng tinh dầu thơm, …
4/ Bể phốt bị đầy
Bể phốt là nơi chứa các chất thải vệ sinh và khi tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến việc đầy bể.
Và khi hết nơi chứa thì nước thải bể phốt sẽ bị chảy ra bên ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhà vệ sinh gia đình bạn luôn trong tình trạng bốc mùi nồng nặc.
Vậy làm thế nào để biết bể phốt nhà mình đầy và đã đến lúc “dọn bể”?
Với việc quan sát bằng mắt thường, bạn cũng có thể nhận biết bể phốt bị đầy bằng một số dấu hiệu sau:
Nước xả bồn cầu rút chậm hoặc không thoát được
Biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất là tiến hành xả nước sau khi đi vệ sinh. Nếu thấy nước thoát chậm hoặc không thể xả hết được chất thải thì có thể do bồn cầu bị tắc nghẽn nhẹ.
Và nếu bạn đã thực hiện một số biện pháp thông tắc đơn giản như dùng bột thông cống, cây thông bồn cầu nhưng tình trạng trên vẫn không cải thiện thì 90% là bể phốt nhà bạn đã bị đầy.
Nước xả bồn cầu xuống chậm
Xuất hiện bọt khí gây mùi hôi khó chịu
Chất màng hữu cơ, chất thải bên dưới đã đạt mức tối đa mà bể phốt không chứa được nữa có thể sẽ làm tắc nghẽn ống thông hơi giữa các ngăn của bể chứa.
Xuất hiện bọt khí gây mùi hôi khó chịu ở bồn cầu
Lúc này, các bọt khí ở trong bể phốt sẽ theo đường ống bồn cầu, thoát ra ngoài. Những bọt khí này bốc ra mùi hôi rất khó chịu của các chất thải được ngâm lâu trong bể phốt.
Que đo độ cao chất thải hữu cơ tại bể chứa chất thải bể phốt
Hiện nay, đa số các bể hiện đại đều có que đo độ cao thoát khí. Hoặc ống đo lượng chất hữu cơ nổi hoặc đáy bùn trong bể chứa đạt mức độ nào.
Sau khoảng thời gian từ 3-5 năm sau ngày hút hầm cầu cuối cùng thì bạn nên kiểm tra chiều cao này. Nếu thấy chỉ số cao, vượt quá mức cho phép thì chứng tỏ bể phốt nhà ban đã bị đầy.
Cách xử lý khi bể phốt bị đầy
Trong trường hợp nếu gia đình bạn vừa mới hút bể chưa được bao lâu mà lại bị tình trạng bể phốt bị đầy thì bạn có thể sử dụng một số hoạt chất vi sinh.
Tuy nhiên, tránh xử dụng hóa chất cực mạnh bởi nó sẽ giết chết tất cả các vi sinh yếu khí – loại vi sinh có lợi có quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ thống tự hoại có sẵn.
Cần tiến hành thông, hút bể phốt định kỳ để đảm bảo an toàn
Nếu gia đình bạn đã lâu không hút bể phốt thì nên tính toán xem đã đến thời gian định kỳ để hút bể phốt hay chưa (3-5 năm). Việc xử lý bằng vi sinh hoặc thông tắc lò xo sẽ chỉ là cách tạm thời mà không thể xử lý triệt để.
Nếu bạn cần tìm một địa chỉ hút bể phốt uy tín giữa hàng trăm đơn vị thì nên tham khảo những tiêu chuẩn của 1 dịch vụ hút bể phốt chuyên nghiệp là như thế nào ở bài viết này.
Một vài lưu ý bạn cần nhớ để bồn cầu luôn sạch và thơm tho
Để nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, thơm tho, không còn tình trạng toilet bốc mùi hôi làm ảnh hưởng, bạn cần lưu ý:
Thường xuyên vệ sinh bồn cầu
Bạn có thể sử dụng một số chất tẩy rửa chuyên dụng để lau chùi nhà vệ sinh
Chỉ bằng một số dụng cụ như: chổi cọ bồn cầu, một ít dung dịch tẩy rửa, vệ sinh chuyên dụng là bạn đã có thể tiến hành lau chùi, cọ rửa bồn cầu. Đừng quên sử dụng găng tay cao su để đảm bảo vệ sinh nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một ít sáp thơm hoặc nến thơm để nhà vệ sinh luôn có mùi thơm dễ chịu.
Không nên đổ các thứ vào bồn cầu như dầu, mỡ, bã chè, các chất khó bị phân hủy
Các chuyên gia khuyên bạn: dầu mỡ, bã chè hay các chất khó phân hủy tuyệt đối không được vứt vào bồn cầu. Bởi, bã chè, hoặc bã cà phê chính là “thủ phạm” gây ra tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng ở nhà vệ sinh.
Bã cà phê, trà là “thủ phạm” dẫn đến tắc bồn cầu
Trong khi đó, dầu, mỡ lại khiến các chất thải, cặn bã có cơ hội bám vào đường ống một cách dễ dàng hơn, từ đó dẫn đến hiện tượng dồn đọng, tắc ứ, các chất thải không được trôi, khiến nhà vệ sinh bốc mùi khó chịu.
Trên đây là một số nguyên nhân cũng như cách xử lý bồn cầu bốc mùi hôi. Hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn, để giữ cho bồn cầu nhà mình luôn sạch sẽ, đảm bảo sinh hoạt ổn định.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.