Trang chủ | 10+ Loại chất thải nguy hại trong sinh hoạt và cách xử lý

10+ Loại chất thải nguy hại trong sinh hoạt và cách xử lý

By Hưng Thịnh | Updated on 07/05/2024

Đứng trước guồng quay của tốc độ đô thị hóa khiến chất thải nguy hại trong sinh hoạt ở thành phố cũng như nông thôn gia tăng nhanh hơn. Hiện nay, trung bình nước ta  phải đối diện phát sinh đến 12 tấn rác thải sinh hoạt. Tình trạng này đang là vấn đề cấp bách trên toàn cầu nên gây ra sự bức xúc lớn trong dư luận hiện nay.

Vậy chất thải nguy hại trong sinh hoạt là gì? Cách xử lý rác thải hiện nay ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

  1. Chất thải nguy hại trong sinh hoạt là gì?

Chất thải nguy hại trong sinh hoạt được coi là “tàn tích” phát sinh trong quá trình sinh hoạt, hoạt động của con người. Nói một cách đơn giản chúng là những phế liệu sau khi sử dụng thải ra môi trường bên ngoài.

Bất kỳ một hoạt động nào của con người cũng gây ra một lượng rác thải đáng kể nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường trầm trọng. Đặc biệt, dưới điều kiện nắng nóng, lượng rác thải sinh hoạt sẽ bị phân hủy gây nguy hại đến môi trường xung quanh.

Không những thế, chất thải sinh hoạt còn có thể kết hợp với những chất khác tạo thành nhóm chất thải nguy hại đe dọa đến môi trường sống và sức khỏe con người. Nguy hiểm thay! Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra càng nhanh thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Trong các hoạt động hàng ngày, con người đã thải ra môi trường sống vô vàn những chất thải nguy hại rất khó xử lý vào môi trường.

chất nguy hại trong sinh hoạt

Chất thải nguy hại trong sinh hoạt đang là vấn đề nóng trên toàn cầu

  1. Sự độc hại của chất thải nguy hại trong gia đình

Sự độc hại của các loại rác thải trong gia đình đang trở thành nỗi lo lắng của toàn xã hội. Đặc biệt, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng lên thì rác thải sinh hoạt càng trở thành vấn đề nhức nhối. Sự độc hại của chất thải chẳng khác nào “sâu mọt” đang từng ngày ngấm ngầm đe dọa môi trường sống. Kể cả giống nòi của con người ở hiện tại và tương lai.

2.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước

Chúng ta đều biết, mọi sinh hoạt hàng ngày của con người đều liên quan đến nguồn nước. Nguy hiểm thay!Những chất thải sinh hoạt rất dễ hòa tan trong môi trường nước. Đây là nguyên nhân khiến cho động vật trong môi trường nước bị chết hàng loạt.

Khi nguồn nước bị ô nhiễm. Con người sử dụng để tưới rau, tưới cây, hoa màu…Những chất thải nguy hại này có thể ngấm vào lòng đất. Nhẹ thì cây cối   vẫn đâm chồi nảy lộc, nặng thì không một loài sinh vật nào có thể tồn tại. Tác hại của rác thải sinh hoạt có thể làm cho cuộc sống con người và các loài sinh vật trở nên khốn đốn.

2.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất

Trong thành phần của chất thải nguy hại trong sinh hoạt có chứa rất nhiều chất độc. Các chất độc hại này có thể xâm nhập vào môi trường đất đe dọa đến sự sống của nhiều loài động vật sống trong đất. Chẳng hạn như ếch, nhái, giun, vi sinh vật…Đây là nguyên nhân chính khiến cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học. Chưa kể, điều kiện này còn làm phát sinh nhiều loại sâu bọ gây nguy hại cho cây trồng.

2.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Chất thải nguy hại trong sinh hoạt cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí. Bởi quá trình đốt rác thải tạo ra các làn khói độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường không khí. Thêm nữa, các bãi tập kết rác chưa được xử lý cũng có thể kèm theo những mùi hôi thối vô cùng khó chịu vào môi trường.

2.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan

Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, chất thải nguy hại trong sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng đến mỹ quan. Việc rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, lộn xộn, không thu gom …sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan môi trường.

chất nguy hại trong sinh hoạt

Chất thải nguy hại trong sinh hoạt gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường

2.5. Gây ra nguồn dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Chất thải nguy hại trong sinh hoạt cũng là nguồn gây ra dịch bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có nhiều loại vi khuẩn có thể tồn tại trong rác thải sinh hoạt từ 15 đến 40 ngày. Chúng là nguyên nhân gây ra một số bệnh điển hình như sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh vàng da…

Các độc tố trong chất thải còn có thể tấn công vào cơ thể con người gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch. Hơn nữa, các chất thải này còn có thể tích tụ lại ở các cơ quan trong cơ thể như dạ dày, phổi, gan…lâu ngày còn có thể hình thành bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm.

chất nguy hại trong sinh hoạt

Chất thải nguy hại trong sinh hoạt hàng ngày tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho con người

  1. Các sản phẩm là chất thải nguy hại trong sinh hoạt hàng ngày

Các sản phẩm trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm nhiều loại. Việc phân biệt các sản phẩm là chất thải nguy hại sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu gom, tái chế sử dụng.

Chất thải nguy hại trong sinh hoạt được chia làm 3 loại:

Rác thải hữu cơ: Rác thải hữu cơ rất dễ phân hủy bao gồm các vật liệu được làm từ giấy, thực phẩm đã qua sử dụng, chẳng hạn như:

▪ Túi giấy, giấy vệ sinh

▪ Rau củ quả, thức ăn bị hư thối

▪ Hoa rụng, cây cỏ bị cắt xén

chất nguy hại trong sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt hữu cơ

Rác thải vô cơ: Đây là loại rác thải không thể tái chế, bao gồm:

▪ Vật dụng, thiết bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người như gạch, gốm, sứ, pin, bóng đèn…

▪ Túi Nilon bỏ đi. Những chiếc túi nilon có thể “sống sót” trong lòng đất khá lâu trong 400 – 600 năm và rất khó bị phân hủy.

chất nguy hại trong sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt vô cơ

Rác thải tái chế: Đây là loại rác thải sinh hoạt rất khó bị phân hủy nhưng có thể tái chế để sử dụng

▪ Chai/ lọ/hộp đựng thực phẩm

▪ Các loại giấy thải

  1. Cách giảm thiểu và xử lý chất thải nguy hại trong sinh hoạt 

Chất thải nguy hại trong sinh hoạt trong gia đình đều có chứa độc tính, có thể nổ, có thể ăn mòn. Chúng tồn tại xung quanh cuộc sống con người mang theo bao nguy hiểm rình rập. Vậy chúng ta phải xử lý những rác thải sinh hoạt này như thế nào?

Thứ nhất, lời khuyên cho mọi gia đình là hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chứa ít chất độc hại hoặc không chứa chất độc hại. Trong trường hợp nếu phải sử dụng các chất độc hại hãy chú ý về liều lượng “càng chứa ít chất độc hại càng tốt”.

Thứ hai, Trước khi sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất hãy đọc kỹ sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản….để đảm bảo an toàn, hạn chế các tác động gây hại.

Thứ ba, Một nguyên tắc mà mọi người phải thuộc nằm lòng là “đừng bao giờ sử dụng nhiều hơn mức cho phép”. Bởi sử dụng dư chỉ đem lại các mối nguy về môi trường. Còn hiệu quả hơn về mặt sử dụng lại không đáng kể. Thậm chí, còn có thể gây ra tác dụng ngược.

Thứ tư, chúng ta có thể đem các sản phẩm còn dư cho cộng đồng. Điều này không chỉ có ý nghĩa mà còn giảm thiểu các rủi ro gây nguy hại đến môi trường.

Thứ năm, hãy tái chế các loại rác thải bất khi nào có thể. Cách này có thể áp dụng với chai, lọ, hóa chất tẩy rửa…

chất nguy hại trong sinh hoạt

Hãy phân loại và tái chế rác thải khi có thể!

Thứ sáu, hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hương liệu hoặc dung môi bay hơi như nước hoa xịt phòng, nước hoa…Do đó, sử dụng các sản phẩm này thường không mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn tăng thêm rác thải sinh hoạt vào môi trường sống.

Đặc biệt, đừng bao giờ chôn lấp chất thải nguy hại trong sinh hoạt. Bởi chúng có thể ngấm vào đất, vào nguồn nước gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Thêm nữa, không nên đốt nhựa, cao su, bao ni lông, gỗ ép bởi chúng có thể gây ô nhiễm không khí.

chất nguy hại trong sinh hoạt

Xử lý chất thải nguy hại trong sinh hoạt

https://thongtacconghanoi.net/ vừa gửi đến bạn những thông tin liên quan đến chất thải nguy hại trong sinh hoạt và cách xử lý rác thải hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn và có những hành động thiết thực hơn nữa. Cả thế giới đang chung tay để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt gây nguy hiểm cho môi trường sống. Còn bạn, bạn đã sẵn sàng để hành động chưa?

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Top 6+ Cách xử lý bể phốt bị tắc đơn giản, hiệu quả năm 2025

Tình trạng tắc nghẽn bể phốt là vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình...

Mua bán, vận chuyển bùn vi sinh hiếu khí, kị khí toàn miền Bắc

Khi mà tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng ở ngưỡng báo động. Việc...

Hút bể phốt tại Tứ Kỳ Hải Dương uy tín, giá rẻ số 1 thị trường

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại và nhu cầu sử dụng các tiện ích...

Dịch vụ thông tắc nhà vệ sinh tại Mỹ Đình giá rẻ 150k

Việc thông tắc nhà vệ sinh tại Mỹ Đình như thế nào luôn là câu hỏi khiến...

Câu hỏi thường gặp

Bao lâu thì nên hút bể phốt

Nếu hệ thống bể phốt được thiết kế, xây dựng đúng quy chuẩn, không vứt rác thải khó tiêu xuống bồn cầu hay bể phốt thì khoảng 15 năm bạn mới phải hút bể phốt. Nếu bể phốt thiết kế, xây dựng không đúng quy chuẩn và quá trình sử dụng có rác thải khó tiêu thì khoảng từ 1 đến 5 năm là bạn phải thực hiện hút bể phốt một lần.

Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối và tuỳ vào mức độ sử dụng. Khi thấy dấu hiệu tắc nghẽn hoặc nước trào ngược bạn nên nhờ đơn vị hút bể phốt uy tín để tư vấn và kiểm tra.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào hữu ích với khách hàng trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ hút bể phốt và lựa chọn cho mình một địa chỉ hút bể phốt Uy Tín tại Hà Nội.

Bất cứ khi nào cần tư vấn, hỗ trợ và sử dụng dịch vụ hút bể phốt, hãy liên hệ với Hưng Thịnh để được phục vụ tận tình 24/7 và hiệu quả nhất.

Hệ thống bể phốt bao gồm bể chứa, bể lắng, bể lọc, bể rút để chứa và phân huỷ chất thải. Theo đó, các vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất thải hữu cơ thành bùn để đưa ra ống thoát nước.

Các chất thải rắn không thể phân huỷ sẽ được tích trữ và dần dần làm đầy và tràn bể phốt gây ra mùi hôi làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nhiều trường hợp nước thải tràn ngược trở lại gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Vì thế, việc hút bể phốt là điều cần thiết phải làm định kỳ.

Để thông tắc chậu rửa mặt bằng móc quần áo thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 cái móc rồi uốn cái móc cho thẳng ra. Một đầu bạn uốn thành cái móc như hình dưới đây

Sau khi làm xong móc thì bạn bắt đầu cho xuống cống xem có móc được cái gì lên không nào.

Bạn vừa lôi lên được tóc cùng những rác thải mắc ở gần miệng ống. Chính nó là nguyên nhân làm tắc chậu rửa bát đó.

Tìm kiếm cửa hàng
Tìm thấy cửa hàng
Đang tải...