Quy trình xử lý nước thải là một quá trình khá phức tạp. Bởi phải trải qua nhiều dạng bể lọc khác nhau. Và Bể Anoxic là một trong những loại bể được dùng trong quá trình xử lý nước thải theo công nghệ AAO. Nghe thì có vẻ hơi phức tạp, hãy cùng tìm hiểu về loại bể này nhé.
Bể Anoxic là gì?
Bể Anoxic (bể lên men) là một trong những giai đoạn xử lý nước thải của công nghệ AAO. Đây là một hệ thống xử lý Nitơ, trong việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Công nghệ xử lý được áp dụng trong bể Anoxic thường là Nitrat hóa và khử Nitrat.
Loại bể này còn có cả chức năng xử lý Phốt pho. Hay cũng có thể diễn ra các quá trình như lên men, cắt mạch, khử nitrat thành tro,…
Ưu nhược điểm của bể anoxic
Ưu điểm của bể Anoxic
- Giúp bảo vệ môi trường, tránh xả những chất độc hại, khó phân hủy trực tiếp ra môi trường
- Tiết kiệm, cải tạo lại nguồn nước nhằm tái sử dụng cho sản xuất
- Giảm thiểu được hiện tượng tắc cống, tắc bể phốt.
- Giúp phân hủy chất hữu cơ, giảm mùi hôi thối trước khi được đưa ra bên ngoài
- Kiểm soát được chất lượng nước thải, và nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp.
Vậy còn nhược điểm thì sao?
- Cần có một diện tích đủ rộng để thi công
- Tiền đầu tư ban đầu (mua bùn, bổ sung chất hữu cơ thường xuyên) gây tốn kém.
- Có một bản thiết kế sơ đồ bể phốt, hệ thống lắng, lọc, chứa hết sức tỷ mỉ.
Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn
Nguyên lý hoạt động của bể Anoxic
Sau khi trải qua quá trình xử lý sinh học, nước thải sẽ được “dẫn vào bể thiếu khí Anoxic. Nhằm tham gia phản ứng Nitrat hóa và Phophorit.
- Quá trình phản ứng Nitrat được mô tả bằng phương trình:
NH3 → NO3 → NO2 → NO → N2O → N2 (gas)
- Phương trình mô tả quá trình phản ứng Photphorit:
PO4-3 Microorganism (PO4-3)salt => sludge
Cấu tạo bể lên men Anoxic
Để quá trình xử lý nước thải được diễn ra thành công. Và đúng với quy trình sinh học, thì bể Anoxic cần đảm bảo một vài thiết bị hỗ trợ như:
- Máy bơm khuấy trộn nước.
- Hệ thống có chức năng hồi lưu bùn vi sinh từ quá trình sau trở về bể Anoxic.
- Hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng và cơ chất cho vi sinh vật thiếu khí mới phát triển.
Khi đã được sự hỗ trợ của những trang thiết bị này. Thì quá trình hoạt động của bể sẽ diễn ra hiệu quả hơn. Nhằm đảm bảo chất lượng và sự an toàn trong việc xử lý nước thải.
Bể Anoxic kết hợp Aerotank
Bạn còn nhớ đến Bể Aerotank – bể phản ứng sinh học hiếu khí chứ? Nếu không nhớ thì… có thể ngó qua một vài thông tin ở bài viết này nha: https://thongtacconghanoi.net/uu-nhuoc-diem-cua-be-aerotank/
Quay lại quá trình với bể lên men Anoxic, trong công nghệ xử lý nước thải AAO. Thì việc kết hợp giữa bể Aerotank và Anoxic là thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả. Thông thường, sẽ có 2 cách để bố trí vị trí của chúng. Có thể đặt Anoxic trước bể Aerotank và ngược lại.
Đặt bể Anoxic trước Aerotank:
Với cách đặt bể này, sẽ đem đến ưu điểm như:
- Không cần bổ sung nguồn chất hữu cơ
- Dễ kiểm soát lượng DO < 1 mg/l
Nhưng đồng thời cũng sẽ đem đến những nhược điểm:
- Hàm lượng nitơ đầu vào thấp, cần phải hồi lưu nước thải từ bể Aerotank về bể Anoxic.
Vị trí sau bể aerotank
Với ưu điểm:
- Không cần hồi lưu nước từ bể Aerotank về bể Anoxic, hệ thống nước sẽ tự chảy.
Còn ưu điểm:
- Bổ sung chất hữu cơ vào bể Anoxic, phải có công đoạn sục khí sau bể Anoxic. Để loại bỏ khí Nitơ (nếu không có công đoạn này, bùn sẽ nổi ở bể lắng)
Hiệu quả xử lý của bể Anoxic
- Công nghệ này giúp loại bỏ được phần lớn các chất hữu cơ hòa tan trong nước. Với mức hàm lượng BOD lên đến khoảng 80-90%
- Chi phí tiêu hao năng lượng cũng không tốn kém quá nhiều
- Kỹ thuật sử dụng khi vận hành không quá phức tạp, nhưng vẫn xử lý tốt một số hợp chất khó phân hủy.
Vì thế, có thể nói là hiệu quả xử lý của bể là khá tốt đấy chứ nhỉ?
Điều kiện áp dụng bể Anoxic
Dù hiệu quả xử lý của bể, và ưu điểm là rất khả quan. Nhưng cũng không phải không có nhược điểm? Vì thế, không phải ở đâu cũng nên áp dụng công nghệ này. Vậy điều kiện áp dụng là gì?
- Hệ thống thoát nước của những cơ sở chế biến thực phẩm, hóa chất tại khu công nghiệp.
- Đường thoát nước của nơi chế tạo kim loại
- Các công ty dược phẩm
- Hay những khu phức hợp: Nhà máy sản xuất, khu công nghiệp tổng hợp,…
Còn những hệ thống thoát thải cá nhân, hộ gia đình không nên áp dụng phương pháp này. Vì thường chi phí sẽ cao, thường xuyên cần mua bùn vi sinh và chất hữu cơ bên ngoài để bổ sung. Quan trọng hơn là chất thải sinh hoạt thông thường có thể dễ phân hủy 😀
Tính toán bể anoxic
- qo: Công suất nước thải phải xử lý (m3/ngày)
- BOD0… SSo: Thông số đầu vào của nước thải (g/m3)
- BODk … SSk: Thông số đầu ra của nước thải sau khi được xử lý (g/m3)
- α (α≥0): Hệ số hồi lưu nước thải đã được oxy hóa. Và bùn hoạt tính từ sau ngăn oxic trở về ngăn Anoxic (một phần bùn trở về ngăn điều hòa)
- q: Công suất nước thải đi vào các ngăn điều hòa, Anoxic, Oxic: q=qo(1+ α)
Xác định tỉ lệ bùn tuần hoàn:
Tính toán bể Anoxic xử lý ni tơ trong hệ thống xử lý nước thải
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa gửi đến cho bạn. Sẽ phần nào giúp ích cho bạn về việc tìm hiểu những tài liệu về bể Anoxic này.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.