Chủ đề của Ngày Nước Thế giới năm 2014 là “Nước và Năng lượng”. Cho thấy tầm quan trọng cũng như mối liên quan giữa hai nhân tố này trong cuộc sống của con người. Theo các số liệu được Diễn đàn Quốc tế về Nước cung cấp vào năm ngoái. Hiện còn 4 tỷ người trên trái đất không có nước ngọt để dùng 24/24 giờ. Có tới 3 tỷ người không có máy nước trong nhà. Đến năm 2025, con số này sẽ tăng gần gấp đôi.
Trên cơ sở các kết quả đo đạc và dự báo, các nhà khí tượng thế giới đã cảnh báo về việc nhân loại sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước. Do các dòng sông lớn trên thế giới đang cạn dần với tốc độ đáng lo ngại.
Thiếu nước sạch toàn cầu hiểm họa báo động
Theo ước tính, tổng lượng nước trên trái đất vào khoảng 1.386 triệu km3. Tuy nhiên, trên 96% số đó là nước mặn. Trong số hơn 3% nước ngọt còn lại, 68% lại tồn tại dạng băng và sông băng, 30% là nước ngầm. Nguồn nước mặt trong các sông hồ chỉ chiếm khoảng 93.100km3. Đây là những nguồn nước chủ yếu mà con người sử dụng hằng ngày.
Số lượng ít ỏi nước ngọt sẵn sàng để sử dụng lại phân bố không đồng đều. Khu vực châu Á và Nam Mỹ được coi là có nguồn tài nguyên nước dồi dào nhất. Trong khi châu Phi, Trung Đông lại là những khu vực thường xuyên hạn hán.
Nguồn nước sạch tỉ lệ nghịch với tăng dân số
Trong khi dân số không ngừng tăng thì các nguồn nước ngọt lớn lại đang ngày càng bị thu hẹp. Qua nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu. Các nhà khí tượng thế giới dự báo vào cuối thế kỷ này, sông Danube ở châu Âu sẽ bị mất 20% lượng nước.
Các sông lớn như sông Nile ở châu Phi, sông Amazon (Nam Mỹ). Sông Missisipi (Mỹ), sông Ấn, sông Hằng (Ấn Độ)… Và nhiều sông lớn khác trên thế giới cũng sẽ bị mất từ 10-15% lượng nước.
Thần chết mang tên “nước bẩn”
Bên cạnh việc khan hiếm, nước ngọt trên thế giới bị ô nhiễm. Khiến nguồn cung nước sạch bị giảm mạnh, gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Theo Liên Hiệp Quốc, sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh. Là một trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nước bẩn là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật. Và khiến tới 4.000 trẻ em tử vong mỗi ngày. Việc thiếu nguồn nước canh tác cũng khiến mùa màng bị thất thu. Đem đến nạn đói gay gắt kéo dài cho các nước châu Phi.
Liên Hiệp Quốc dự báo đến năm 2020. Nhu cầu về nước ngọt để phục vụ cho ngành công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại. Nhu cầu tiêu thụ của các hộ gia đình sẽ tăng thêm 130%. 40% trên tổng số 9 tỷ con người sẽ sống ở những vùng bị thiếu nước.
Nước sạch sẽ trở thành món hàng khan hiếm nhất
Các nhà kinh tế dự báo rằng trong tương lai không xa. Nước ngọt sẽ trở thành một hàng hóa quan trọng. Được mua bán trên thị trường quốc tế. Tựa như dầu mỏ, khí đốt, vàng hiện nay.
An ninh nước sẽ có vai trò quyết định đối với sự tồn vong của một quốc gia, một dân tộc. Chứ không phải là an ninh năng lượng, lương thực. Tình trạng thiếu nước sạch đã, đang và sẽ còn nghiêm trọng hơn trong tương lai. Nó đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người trên thế giới.
Nhu cầu về nước ngày càng tăng đã trở thành nguyên nhân gây căng thẳng. Thậm chí xung đột về quyền sở hữu nước giữa các quốc gia. Cứ 7 quốc gia thì có một quốc gia phụ thuộc 50% nguồn nước ngoài biên giới.
Kêu gọi tái sử dụng nước thải
Nguồn: http://chuyentrang.monre.gov.vn
Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo. Trong 15 năm tới sẽ có gần hai tỷ người phải sống trong tình trạng bị thiếu nước. FAO đã kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng an toàn nguồn nước thải của các đô thị cho nông nghiệp.
Nghiên cứu của FAO cho biết, đã có 50 nước trên thế giới sử dụng nước thải qua xử lý. Để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bởi vì nó vừa giải quyết được nạn ô nhiễm ở các đô thị. Vừa giúp nông dân tránh được chi phí khai thác nước ngầm. Còn nguồn chất hữu cơ có trong nước thải có thể giúp giảm chi phí về phân bón. Điển hình là ở Tây Ban Nha và Mexico.
Theo các chuyên gia, tái sử dụng nước là một hướng đi đúng trong tình hình sử dụng nước hiện nay. Bởi vì nước phục vụ mục đích sinh hoạt có thể đổ ra sông để rồi luân chuyển và được tinh lọc để tiếp tục tái sử dụng; nước phục vụ sản xuất có thể thu gom vào bể chứa để xử lý trước khi đổ ra sông hồ; nước mưa có thể phục vụ mục đích rửa đường, dự trữ làm nước cứu hỏa… Là một quốc gia phải nhập khẩu gần một nửa lượng nước ngọt, Singapore là quốc gia đi đầu trong lý thuyết “tái sử dụng nước” này.
Hiện nay, mỗi giọt nước ở Singapore được sử dụng hai lần, tương đương hiệu suất 50%, trong khi mục tiêu đặt ra là 70%. Để đạt mục tiêu này, song song với việc ứng dụng công nghệ, Singapore đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật với kế hoạch xây dựng các nhà máy quy mô lớn hơn để giảm chi phí sản xuất. Theo bài học của đảo quốc Sư tử, nhiều nước trong khu vực châu Á đang có những đầu tư tương tự để đảm bảo nguồn nước cho sự sống.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.