Rác thải sinh hoạt là gì? Làm thế nào để phân loại và xử lý rác thải hiệu quả, đúng cách và an toàn nhất? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về rác thải sinh hoạt trong bài viết dưới đây nhé!
Rác thải sinh hoạt là gì?
Rác thải sinh hoạt là chất rắn được thải ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người và động vật. Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, khu bệnh viện, khu công cộng, khu xử lý chất thải.
Rác thải sinh hoạt thường bao gồm thức ăn thừa, nhựa, nilon, vỏ trái cây rau củ, đồ vật hư hỏng không còn sử dụng được nữa.
Phân loại rác thải sinh hoạt
Rác hữu cơ:
- Là rác thoải dễ phân huỷ có thể tái chế và đưa vào sử dụng cho việc chăm bón cây cối hoặc làm thức ăn cho động vật.
- Thường là rau củ, hoa quả bỏ đi, thực phẩm thừa, hư hỏng.
Rác tái chế:
- Rác tái chế là loại rác khó phân huỷ nhưng có thể tái chế để phục vụ con người
- Ví dụ như giấy thải, chai lọ, vỏ lon nước
Rác vô cơ:
- Đây là loại rác không thể tái chế cũng không sử dụng được nữa chỉ có thể đem ra các bãi rác để xử lý
- Bao gồm: bao bì thực phẩm, túi nilon, vật liệu xây dựng,…
Tác hại của rác thải sinh hoạt
Dưới đây là những tác hại nghiêm trọng của rác sinh hoạt đến con người và môi trường sống mà bạn có thể tham khảo:
Ảnh hưởng tới môi trường nước:
- Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hệ sinh vật, động vật trong nước khiến chúng trở nên cạn kiệt
- Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, lây lan các bệnh về tiêu hoá.
Ảnh hưởng tới môi trường không khí:
- Quá trình đốt rác thải sinh hoạt đã thải khói trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm không khí nặng nề.
- Tại các khu tập kết rác thường có mùi hôi thối khó chịu và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển.
Ánh hưởng tới môi trường đất:
- Trong rác thải sinh hoạt có chứa nhiều chất độc hại cho môi trường đất và tiêu diệt các loài sinh vật có ích cho đất
- Làm giảm độ phì nhiêu, thay đổi tính chất của đất, thoái hoá đất, giảm đa dạng sinh học
Ảnh hưởng tới cảnh quan:
- Vứt rác thải bừa bãi gây ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường
- Là nguồn lây lan dịch bệnh
Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt và các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
Quy trình tiến hành xử lý rác thải được áp dụng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể như sau:
Bước 1: Tiến hành thu gom rác thải
Bước 2: Phân loại rác thải, chất thải
Bước 3: Tiến hành vận chuyển rác sinh hoạt đến nơi tập kết để rửa hoặc ép
Bước 4: Xử lý rác thải sinh hoạt theo đúng quy chuẩn, tái chế rác thải.
Dưới đây là những phương pháp xử lý chất thải mà bạn có thể tham khảo:
- Chế biến rác hữu cơ dễ phân huỷ thành phân compost dùng trong nông nghiệp
- Ủ phân compost ngay tại nhà để làm phân bón an toàn, hiệu quả cho cây trồng
- Chôn lấp hợp vệ sinh
- Thiêu đốt rác
Trên đây là những thông tin chi tiết về rác thải sinh hoạt và cách xử lý rác đúng cách hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất! Trân trọng!
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.