Ô nhiễm môi trường biển không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sức khỏe con người mà còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Vậy, đâu là giải pháp khắc phục tình trạng này? Hãy “theo chân” chúng tôi giải quyết bài toán này trong bài viết dưới đây.
Mời bạn xem: 30 Hình ảnh ô nhiễm môi trường khiến ai xem cũng giật mình
Video chung tay giải cứu môi trường biển bị ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường biển là gì?
Ô nhiễm môi trường biển là tình trạng nước biển bị thay đổi tính chất khi bị nhiều yếu tố tác động. Việc này làm cho chỉ số sinh hóa nước biển bị tác động nghiêm trọng.
Khi môi trường biển bị ô nhiễm, sự sống của các sinh vật biển bị đe dọa, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Không những thế, sức khỏe con người cùng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Tình trạng môi trường biển bị ô nhiễm ở Việt Nam
Việt Nam hiện là quốc gia ô nhiễm về rác thải biển đứng thứ 4 trên thế giới, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Tại một số cửa sông hay các khu biển ven biển tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ, ô nhiễm dầu có liên quan trực tiếp đến chất thải sinh hoạt.
Bên cạnh đó, tại các khu rừng ngập mặn, trình trạng rác thải, nhất là túi nilon phủ khắp mặt nước. Tại 28 tỉnh ven biển, tình trạng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng đáng báo động. Trung bình mỗi năm các bờ biển này phải hứng chịu khoảng 14,03 triệu tấn rác thải.
Vấn đề bảo vệ môi trường biển là một trong những thách thách lớn đối với Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Nguyên nhân khiến môi trường biển bị ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Nguyên nhân tự nhiên
- Núi đồi bị sạt lở, bào mòn.
- Núi lửa phun trào nham thạch dưới lòng biển khiến cho hàng loạt sinh vật biển không còn sự sống. Từ đó, nguồn nước bị tác động xấu.
- Khi núi lửa phun trào, khói bụi bị đẩy lên cao rồi di chuyển theo nước mưa rơi xuống đất.
- Dòng sông bị ô nhiễm khi triều cường dâng cao nước vào sâu.
- Nhiều chất muối khoáng bị hòa tan chứa nồng độ cực cao, đó là kim loại nặng và chất gây ung thư Asen…
Nguyên nhân do con người
- Vấn đề sử dụng điện, chất nổ hay chất độc để đánh bắt thủy hải sản khiến cho hàng loạt sinh vật biển bị chết, có thể bị tuyệt chủng một số loài. Khi xác các loài vật này bị phân hủy mà không được kiểm soát sẽ làm cho nước biển bị ô nhiễm.
- Tại rừng ngập mặn ven biển, vùng nước lợ hay các hệ san hô khi không được bảo vệ tốt hệ sinh thái sẽ bị mất cân bằng. Điều này khiến cho một số loài lưỡng cư không còn môi trường sống.
- Chất thải của nhà máy, xí nghiệp, sinh hoạt… không được xử lý đổ trực tiếp ra sông, ra biển gây ô nhiễm.
- Tình trạng vứt rác bừa bãi tại các bãi biển du lịch cũng là nguyên nhân khiến môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề.
- Nước biển bị ô nhiễm là do việc khai thác dầu hoặc sự cố tràn dầu.
Hậu quả khi môi trường biển bị ô nhiễm
- Hệ sinh thái môi trường biển bị suy thoái, nhất là hệ sinh thái san hô.
- Ô nhiễm môi trường biển khiến cho một số loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Ngành du lịch bị tổn thất nghiêm trọng khi bãi biển không còn giữ được mỹ quan.
- Việc khai thác tài nguyên, quá trình vận chuyển bằng đường thủy cũng bị ảnh hưởng. Máy móc cũng bị làm hỏng.
- Kinh tế bị kìm hãm, không phát triển…
Một số hình ảnh ô nhiễm môi trường biển
Thách thức đối với vùng biển Việt Nam
Hiện nay, thách thức lớn nhất đối với vùng biển Việt Nam đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là tình trạng rác thải tại các vùng biển.
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái vùng biển, cũng như những thuận lợi mà biển mang đến. Từ đó, nền kinh tế của ngư dân bị ảnh hưởng, kéo theo các hệ lụy về kinh tế.
Bên cạnh đó, vấn đề chất thải, rác thải không qua xử lý đổ trực tiếp ra lưu vực sông, vùng ven biển ngày càng cao.
Mặt khác, đặc điểm của vùng biển Việt Nam là có dòng hải lưu theo mùa và có lượng tàu bè hoạt động nhiều, do đó, vùng biển của nước ta thường xuyên bị ô nhiễm.
Một sức ép lớn của môi trường biển đó chính là tình trạng ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất hữu cơ, nhất là vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa. Tình trạng tràn dầu trong 10 năm trở lại đây đã lên đến 100 vụ.
Hơn nữa, vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan dùng để khai thác dầu khí, thăm dò cùng với lượng chất thải rắn phát sinh lớn khoảng 5.600 tấn, trong đó có 20 đến 30% chất thải rắn nguy hại. Tất cả số chất thải này hiện vẫn chưa có bãi chữa, cũng như điểm xử lý.
Vùng biển Việt Nam hiện nay có khoảng 100 loài hải sản đang nằm trong mức độ nguy cấp. Đồng thời có trên 100 loài đã có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi về hải sản ngày càng có giảm về sản lượng và trữ lượng.
Cùng với đó, năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn cũng bị giảm đáng kể. Năm 1980 có khoảng 200 kg/ha/vụ nhưng cho đến nay chỉ còn 80/kg/ha/vụ.
Nếu như trước đây chúng ta có thể khai thác được nguồn hải sản khoảng 800kg tại rừng ngập mặn, thì hiện nay con số thu được chỉ bằng 1/20.
Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển
Nhiều biện pháp cải thiện môi trường biển đã được áp dụng. Một số biện pháp hữu hiệu mà chúng ta có thể kể đến như sau:
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác
Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường biển. Các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản trên biển cần được kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng.
Nghiêm cấm các hành vi đánh bắt thủy hải sản bằng chất độc hại, kích điện, hoặc chất nổ. Mặt khác cần phải có chính sách xử phạt thật nghiêm đối với các hành vi chống đối, không chấp hành luật của nước ta.
Để vấn đề khai thác thủy hải sản không diễn ra tràn lan, mất kiểm soát thì các hoạt động đánh bắt cần phải có quy hoạch cụ thể theo các cụm, khu, làng nghề và các điểm công nghiệp… cụ thể.
Xử lý rác thải, khí thải từ hoạt động công nghiệp
Các chất thải, nước thải chảy xuống sông, biển của các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến cho nguồn nước biển bị ô nhiễm.
Chính vì lẽ đó, nhà nước cần phải đưa ra những quy định yêu cầu các doanh nghiệp, công ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải trước khi xả thải chúng ra môi trường.
Áp dụng các giải pháp sinh học
Để ngăn chặn sự xâm nhập nặng nề của lũ lụt, thiên tai… nhà nước ta đã cho xây dựng hệ thống đê, mương, kè… Bên cạnh đó, để môi trường được trong sạch chúng ta cần đến sự trợ giúp của các nguyên liệu như: than hoạt tính, vôi… để khử khuẩn, khử độc.
Cùng với đó, các hoạt động thiện nguyện chung tay bảo vệ môi trường cần được lan rộng và thực hiện theo định kỳ. Ngoài ra, nhà trường cần phải tuyên truyền học sinh có ý thức giữ gìn môi trường biển.
Ô nhiễm môi trường biển ngày càng đáng báo động. Biển không chỉ là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật biển và sư sinh tồn của con người. Do đó, chúng ta cần chung tay bảo vệ, giữ gìn môi trường biển.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.