Những vùng nông thôn Việt Nam đang khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại và sạch đẹp hơn. Điều này được thể hiện rõ qua kiến trúc xây dựng khang trang, bao gồm cả công trình phụ cũng được chú trọng. Những mẫu nhà vệ sinh thuận tiện, sạch sẽ và hiện đại đang trở nên khá quen thuộc trong những hộ dân ở vùng thôn quê.
Nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh ở nông thôn
- Để đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như tính ổn định và tuổi thọ của công trình, khi tiến hành thiết kế nhà vệ sinh nông thôn bạn phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Không xây nhà vệ sinh ở khu đất trũng, thường xuyên bị ngập nước.
- Xây dựng nhà vệ sinh cách xa nguồn nước sinh hoạt tối thiểu là 10m.
- Xây bể chứa phân trên vùng đất chắc chắn để tránh bị sụt lún, nứt bể.
- Thành bể chứa phân phải được xây cao hơn mặt đất ít nhất 20cm.
- Nắp bể chứa phân phải đậy khít bể và trát kín, không bị rạn nứt.
- Mặt sàn nhà vệ sinh nên được lát bằng gạch hoa loại nhám để đảm bảo độ nhẵn – phẳng, vừa mang tính thẩm mỹ cao lại sạch sẽ và an toàn cho người dùng.
Những mẫu nhà vệ sinh nông thôn thông dụng, tiết kiệm chi phí
Mẫu 1: Nhà vệ sinh tự hoại 2, 3 ngăn
Mẫu nhà vệ sinh nông thôn này mang tới sự an toàn, sạch sẽ và tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà. Chính bởi vậy mà nhà vệ sinh tự hoại 2 – 3 ngăn rất phổ biến, tuy chi phí thiết kế không phải là rẻ nhất nhưng nó vẫn được nhiều hộ gia đình lựa chọn xây dựng.
Mẫu nhà vệ sinh này phù hợp với những hộ gia đình có nhu cầu sử dụng không quá cao (khoảng 5 – 7 người). Phần quan trọng nhất của nhà vệ sinh tự hoại 2 – 3 ngăn chính là bể phốt chứa phân và nước thải, có diện tích khoảng 2m3.
Tùy thuộc vào diện tích đất mà bạn sử dụng, bể phốt sẽ được chia làm 2 – 3 ngăn (tốt nhất hãy sử dụng bể 3 ngăn), và được xây bằng gạch hoặc bạn cũng có thể đổ bê tông.
Lưu ý, khi vừa hoàn thành công trình, bạn hãy bơm đầy nước vào bể tự hoại rồi mới bắt đầu sử dụng. Những loại giấy vệ sinh có khả năng tự tiêu hay thậm chí là không bỏ giấy xuống hầm cầu sẽ là cách sử dụng đúng mà gia đình bạn nên thực hiện để đảm bảo cho hệ thống tự hoại hoạt động tốt hơn và lâu dài hơn, tránh tình tặng tắc bồn cầu, đầy bể phốt.
Để giữ gìn vệ sinh môi trường sống, bạn hãy nhớ dội nước sau mỗi lần sử dụng và thường xuyên lau dọn nhà vệ sinh. Tuy nhiên, nên hạn chế việc đổ trực tiếp các chất tẩy rửa vào bể phốt, vì như vậy sẽ rất dễ khiến các vi khuẩn yếm khí có trong bể bị chết, từ đố làm giảm quá trình phân hủy chất thải.
Ưu điểm của nhà vệ sinh tự hoại 2 – 3 ngăn:
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, sạch sẽ và an toàn cho người sử dụng.
- Dễ dàng sử dụng, thuận tiện cho sinh hoạt.
- Mang lại tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm của nhà vệ sinh tự hoại 2 – 3 ngăn:
- Cần có đủ lượng nước và lượng vi khuẩn yếm khí trong bể phốt để có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.
- Dễ xảy ra hiện tượng tắc ghẽn bồn cầu khi người dùng bỏ nhiều giấy vệ sinh hay lỡ đánh rơi dị vật xuống đường cống xả thải.
- Tốn nhiều thời gian và chi phí thiết kế, xây dựng hơn so với các mẫu nhà vệ sinh nông thôn khác.
Mẫu 2: Nhà vệ sinh tiêu thấm dội nước
Đây là mẫu nhà vệ sinh nông thôn có kích thước vừa và nhỏ thường được nhiều hộ gia đình lựa chọn xây dựng. Yêu cầu đặt ra khi xây dựng mẫu nhà vệ sinh tiêu thấm dội nước chính là phải cách nguồn nước sinh hoạt ít nhất là 10m để tránh bị ô nhiễm.
Có thể thiết kế 1 hoặc 2 bế chứa chất thải tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng gia đình, mỗi bế có diện tích khoảng 1m3.
Không giống với các mẫu nhà vệ sinh tự hoại, loại này có đáy bể chứa và nền đất tiếp xúc trực tiếp với nhau, ngoài ra các thành bể cũng có nhiều lỗ thấm. Với mẫu nhà vệ sinh tiêu thấm dội nước 2 bể thì giữa chúng phải có một rãnh hở để chất thải có thể lưu thông qua lại.
Lưu ý, hãy xây thành bể cao hơn mặt đất khoảng 20 – 30cm để tránh trường hợp nước mưa tràn vào bể chứa. Hố phân có một ống hơi (đường kính 27mm hoặc 34mm), cao hơn mái nhà từ 30 – 40cm với đầu trên gắn cút chữ T.
Ưu điểm của nhà vệ sinh tiêu thấm dội nước:
- Ít có mùi hôi thối, ruồi nhặng và côn trùng.
- Tiết kiệm nước dội và bạn có thể tận dụng nước tắm, giặt để dội nhà vệ sinh.
- Thiết kế đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng hơn so nhà vệ sinh tự hoại.
- Dễ sử dụng và bảo dưỡng, lau dọn.
Nhược điểm củanhà vệ sinh tiêu thấm dội nước:
- Có thể gây ô nhiễm nguồn nước khi xây gần giếng, kênh rạch, mương…
- Dễ bị tắc khi người dùng bỏ nhiều giấy vệ sinh hay lỡ đánh rơi dị vật xuống bồn cầu.
- Chỉ hiệu quả với những vùng có đất thấm nước tốt.
- Hiệu quả xử lý chất thải không cao trong mùa mưa, dễ gây tắc nghẽn bồn cầu.
Mẫu 3: Nhà vệ sinh công cộng tiêu đào có ống thông hơi
Đây là mẫu nhà vệ sinh nông thôn có hình thức khác đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất. Mặt bằng xây dựng của nhà vệ sinh dạng này là nơi đất cát, vùng đất thịt có gò cao.
Để thi công xây dựng, bạn cần đào hố sâu khoảng 2m, rộng từ 0,8 – 1,2m và thành bể cao hơn mặt đất từ 30 – 40m để tránh nước mưa tràn vào bể chứa. Ngoài ra, đường kính lỗ tiêu ước chừng 15 – 16cm, đường ống thông hơi cao hơn mái nhà khoảng 40 – 50cm với đầu trên gắn cút chữ T kèm theo lưới chắn côn trùng.
Mặt bể có thể là từ ván gỗ hoặc bê tông cốt sắt, thiết kế rãnh thoát nước tiểu độc lập có độ dốc vừa phải.
Ưu điểm của nhà vệ sinh công cộng tiêu đào có ống thông hơi:
- Không cần dội nước sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Dễ dàng sử dụng và bảo dưỡng.
- Chi phí xây dựng thấp.
Nhược điểm của nhà vệ sinh công cộng tiêu đào có ống thông hơi
- Không thể xây dựng mẫu nhà vệ sinh này tại nơi đất trũng, ngập nước.
- Thường có mùi hôi khó chịu do bể chứa phân không có sinh khuẩn yếm khí xử lý.
- Phải tiến hành nạo vét khi hồ phân đầy
- Có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Mẫu 4: Nhà vệ sinh trên ao
Đây là mẫu nhà vệ sinh đơn sơ tại vùng quê, các chuyên gia thường không khuyến khích người dân dùng loại nhà cầu này bởi nó khá mất vệ sinh và gây ảnh hưởng đến mỹ quan, môi trường xung quanh.
Để hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, bạn có thể đào những rãnh dài khoảng 2 – 3m theo chiều dài của ao và đổ cát xây dựng xuống rãnh. Sau đó dùng đất sét, đất thị lấp lên trên và trồng lau sậy ở đó để phân và chất thải ít gây ảnh hưởng đến mạch nước ngầm.
Thực hiện lắp đặt cống lọc nước bẩn ra sông suối và nuôi cá trong ao cũng là cách hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước khá hiệu quả.
Ưu điểm của nhà vệ sinh trên ao:
- Tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng
- Dễ dàng sử dụng, vận hàng
Nhược điểm của nhà vệ sinh trên ao:
- Gây ô nhiễm nguồn nước, mất thẩm mỹ cảnh quan.
- Nguy hiểm cho người dùng khi đi vệ sinh vào ban đêm, những ngày mưa gió.
- Xây dựng khá tạm bợ, dễ xuống cấp và hư hỏng.
Mẫu 5: Nhà vệ sinh công nghiệp
Đây là mẫu nhà vệ sinh có chi phí xây dựng ở mức trên trung bình, nó như một phương pháp tạm thời cho các hộ gia đình thường xuyên phải di chuyển hoặc không có thời gian để tiến hành thi công xây dựng nhà vệ sinh tự hoại.
Ưu điểm của nhà vệ sinh công nghiệp
- Dễ dàng di chuyển, lắp đặt và sử dụng
- Phù hợp cho mục đích sử dụng tạm thời
Nhược điểm của nhà vệ sinh công nghiệp
- Sức chứa chất thải nhỏ, cần được bảo dưỡng và lau dọn thường xuyên.
- Chi phí lắp đặt tầm trung nhưng thời gian sử dụng không được lâu dài.
Trên đây là TOP 5 mẫu nhà vệ sinh nông thôn thông dụng và tiết kiệm chi phí mà công ty vệ sinh môi trường Hưng Thịnh muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh phù hợp với điều kiện môi trường, nhu cầu sử dụng cũng như khả năng tài chính của gia đình bạn.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.