Để xây dựng và thiết kế một công trình nhà vệ sinh, thì việc tìm được một bản vẽ, cũng như biết về nguyên lý, cấu tạo của bể tự hoại là khá quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về hầm tự hoại 2 ngăn.
Bạn còn nhớ đến bài viết, bể tự hoại 3 ngăn cải tiến, mà chúng tôi đã đề cập đến chứ? Hãy cùng xem bài viết hầm tự hoại 2 ngăn này. Và thử so sánh xem, ngoài tên gọi ra thì chúng còn khác nhau ở điểm gì không nha.
Hầm tự hoại là gì?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về hầm tự hoại 2 ngăn, thì có lẽ vẫn nên nhắc lại một chút về khái niệm hầm tự hoại. Nghe thì có vẻ lạ lẫm, nhưng thực chất hầm/bể tự hoại chính là Bể Phốt. Bạn có thể xem kỹ hơn về khái niệm bể tự hoại tại bài viết này: https://thongtacconghanoi.net/be-tu-hoai-tieng-anh-la-gi/
Cấu tạo hầm tự hoại 2 ngăn:
Nghe tên có lẽ cũng biết được rằng, hầm tự hoại 2 ngăn có cấu tạo thế nào. Một ngăn lắng và một ngăn chứa. Bạn cũng có thể xây theo tỷ lệ 2/2 cũng được.
Nhưng đa số thường thiết kế theo kích cỡ 1/3. Tức là ngăn chứa chiếm 2/3 diện tích. Phần còn lại là ngăn lắng chiếm 1/3 diện tích.
Nguyên lý hoạt động hầm tự hoại 2 ngăn:
Sau khi lượng nước và chất thải ở bồn cầu được xả, lúc này chúng sẽ được dẫn tới hầm bể phốt. Ở đây các chất thải nói chung (đạm, chất xơ, hydro cacbon, chất béo,…) Sẽ được phân hủy, nhờ các vi khuẩn kị khí và các nấm men vi sinh có trong bể. Rồi từ đó chuyển thành bùn cặn.
Phần nước còn lại, có chứa những hợp chất lơ lửng phía bên trên của ngăn chứa. Sẽ theo đường ống dẫn qua ngăn lắng. Nhưng khi đã đến được ngăn lắng rồi, lại phải chờ cho những chất thải này lắng sâu xuống đáy bể (và phần nước sẽ được thải ra ngoài thông qua đường ống bể tự hoại)
Bạn có thể xem video minh họa tại đây để phần nào hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của hầm tự hoại 2 ngăn nhé:
Kích thước bể tự hoại 2 ngăn:
Để bể tự hoại 2 ngăn được hoạt động tốt nhất. Thì bạn nên căn cứ trực tiếp vào số người trong gia đình. Cũng như lưu lượng chất thải trong ngày/người. Để có thể đưa ra được kích thước sao cho phù hợp nhất.
Dung tích ướt của bể tự hoại
Gồm 4 vùng phân biệt, được tính từ dưới lên trên:
- Vùng tích lũy bùn cặn Vt
- Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân hủy Vb
- Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn
- Vùng tích lũy váng – chất nổi Vv
Khi đó, dung tích ướt Vư của bể được tính theo công thức:
Vư = Vn + Vb + Vt + Vv
Dung tích vùng lắng – Tách cặn( Vn)
Được xác định theo loại nước thải, thời gian lưu nước tn và lượng nước thải chảy vào bể Q, có tính đến giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải.
Tiêu chuẩn dung tích vùng lắng – tách cặn được tính bằng công thức:
Vn (m3) = Q.tn = N.qo.tn / 1000
N – Số người sử dụng bể, người.
Qo – Tiêu chuẩn thải nước. (tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, cũng như trang thiết bị vệ sinh của ngôi nhà)
Dung tích vùng phân hủy cặn tươi Vb (m3):
Vb = 0,5.N.tb / 1000
Giá trị của tb được nêu trong bảng dưới:
Tiêu chuẩn vùng lưu giữ bùn đã phân hủy Vt (m3)
Sau khi lớp cặn phân hủy, thì phần còn lại lắng xuống dưới đáy bể. Và tích tụ thành lớp bùn. Dung tích bùn này phụ thuộc vào lượng nước thải. Và tính theo số lượng người sử dụng. Thành phần và tính chất của nước thải. Vt sẽ được tính như sau:
Vt = r.N.T /1000
Trong đó:
r: lượng cặn đã phân huỷ tích luỹ của 1 người trong 1 năm
T: khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn/năm
Vùng tích lũy váng – chất nổi Vv
Thường Vv sẽ được tính là (0,4 – 0,5) Vt.
Trong trường hợp hầm tự hoại 2 ngăn tiếp nhận nước thải từ nhà bếp, nhà ăn,… Cần tăng dung tích vùng chứa bùn cặn và váng lên thêm 50%.
Lưu ý:
- Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu của bể phốt xử lý nước đen và nước xám lấy bằng 3m3.
- Chiều sâu tối thiểu sẽ được tính từ đáy lên đến mặt nước.
- Chiều sâu ngăn chứa có thể lớn hơn ngăn lắng.
- Để thuận tiện cho việc thiết kế và quản lý. Thì chiều rộng hay đường kính bể không được dưới 0,7 m.
- Bể thường có hình chữ nhật trên mặt bằng với tỷ lệ dài: rộng = 3 : 1, với độ sâu từ 1,2 – 2,5m. (Để tránh hiện tượng tắc nghẽn trong bể và tiện cho việc xây dựng)
Bản vẽ cad bể tự hoại 2 ngăn:
Hy vọng với bài viết này, bạn đã phần nào nắm thêm được thông tin về hầm tự hoại 2 ngăn. Cũng như cấu tạo, nguyên lý hoạt động và kích thước của bể. Đừng quên chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích. Và đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi trong thời gian tới nhé. Xin chân thành cảm ơn.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.