Trang chủ | Ô nhiễm môi trường là gì? Các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường hiệu quả

Ô nhiễm môi trường là gì? Các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường hiệu quả

By Hưng Thịnh | Updated on 24/09/2024

Xã hội ngày càng phát triển thì càng kéo theo nhiều vấn nạn môi trường. Tiêu biểu trong đó là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và sinh vật. Là vấn đề nhức nhối, đáng báo động trên toàn thế giới. Vậy làm thế nào để giảm ô nhiễm môi trường? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin. Hãy cùng tham khảo nhé.

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần của môi trường. Sự biến đổi này sẽ không phù hợp và không tuân thủ theo những quy chuẩn kỹ thuật của môi trường.

Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và các sinh vật. Không chỉ có vậy, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái và biến đổi khí hậu. Đồng thời, nó còn gây thiệt hại cho mỹ quan đô thị ảnh hưởng đến kinh tế và sự phát triển thế giới.

Các dạng ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có rất nhiều dạng. Tiêu biểu như:

Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng đến đời sống con người và động thực vật

Ô nhiễm môi trường đất (Soil pollution) là tình trạng đất bị suy thoái, biến đổi theo chiều hướng xấu. Hiện tượng này xảy ra là hậu quả các hoạt động của con người đã làm thay đổi các nhân tố vượt quá giới hạn sinh thái khiến tài nguyên đất bị ô nhiễm.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho môi trường đất bị ô nhiễm. Có thể kể đến một số nguyên nhân tiêu biểu như:

  • Do chất thải công nghiệp (hóa chất xenobiotic, nilon,…), nông nghiệp (phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…), sinh hoạt (nước tiểu, rác thải, phân, đồ ăn,…).
  • Do đất bị nhiễm phèn bởi nguồn nước từ một khu vực khác di chuyển đến. Hoặc do đất bị nhiễm mặn từ lượng muối trong nước biển.

Đất là nơi sinh sống của con người và sinh vật. Vì vậy, khi đất bị ô nhiễm thì đời sống con người, động vật sẽ bị gây hại. Ô nhiễm môi trường đất đồng thời còn kéo theo nhiều hệ quả khôn lường khác.

Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí gây ra nhiều bệnh cho con người

Ô nhiễm môi trường không khí là tình trạng các thành phần trong khí có những thay đổi lớn. Sự thay đổi này thường là do có mặt của khói, bụi hay các chất lạ xuất hiện khiến không khí có mùi và không còn được sạch nữa. Ô nhiễm môi trường không khí là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ô nhiễm môi trường không khí bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tiêu biểu như:

  • Ô nhiễm từ khói, bụi của xe gắn máy.
  • Do con người khai thác than, dầu mỏ hay khí đốt gây nên.
  • Do chất thải từ sinh hoạt, nhà máy, xí nghiệp.
  • Do bão, gió, lốc xoáy, cháy rừng, núi lửa phun trào.

Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật, động vật mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh cho con người. Hiện tượng này thậm chí còn chính là nguyên nhân gây ra cái chết cho hàng triệu người mỗi năm. Vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp xử lý làm giảm ô nhiễm môi trường kịp thời.

Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước ngày càng nặng nề

Nước là thành phần không thể thiếu trong mọi cơ thể sống. Là thành phần chiếm 70% diện tích của bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, hiện nay môi trường nước đang bị ô nhiễm nặng nề. Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nguồn nước bị nhiễm hóa chất hoặc các chất lạ. Hiểu một cách đơn giản thì ô nhiễm môi trường nước chính là tình trạng nguồn nước bị biến đổi tính chất vật lý, sinh học, hóa học theo chiều hướng tiêu cực.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể là do:

  • Do các chất thải, chất độc hại từ nhà máy, xí nghiệp, công trường thải ra sông, biển mà chưa qua xử lý.
  • Do chất thải từ hoạt động nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu), sản xuất công nghiệp (chất thải hóa học, chất thải từ chì, thủy ngân,…)
  • Do sự cố tràn dầu.

Ô nhiễm môi trường nước gây hại cho sức khỏe con người. Là nguyên nhân gây nên rất nhiều các bệnh. Chất thải từ hóa chất, kim loại ngấm vào trong nước còn là có thể gây ngộ độc, gây ức chế miễn dịch hay thậm chí gây ung thư. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường nước còn gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống của các loài sinh vật biển.

Ô nhiễm môi trường khác

Ngoài 3 dạng chính trên, ô nhiễm môi trường còn có một số dạng khác như:

  • Ô nhiễm môi trường ánh sáng: Xâm lấn ánh sáng, chiếu sáng quá mức, giao thoa thiên văn.
  • Ô nhiễm môi trường tiếng ồn: Tiếng ồn máy bay, tiếng ồn trên đường, tiếng ồn công nghiệp.
  • Ô nhiễm môi trường nhựa: Sự tích tụ các chất nhựa và vi dẻo trong môi trường gây ảnh hưởng xấu đến động vật và con người.
  • Ô nhiễm môi trường phóng xạ: Xuất hiện do sản xuất điện hạt nhân và nghiên cứu, sản xuất và triển khai vũ khí hạt nhân.
  • Ô nhiễm môi trường nhiệt: Sự biến đổi nhiệt độ trong các vùng nước tự nhiên do ảnh hưởng của con người. Điển hình như sử dụng nước làm chất làm mát trong nhà máy điện.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân tiêu biểu nhất vẫn là do tác động của con người gây ra. Cụ thể như sau:

Nông nghiệp

Việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, phân phối hóa học trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Bởi các chất thải này khi dư thừa sẽ ngấm vào đất hoặc nguồn nước làm biến đổi tính chất môi trường dẫn đến ô nhiễm.

Lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học khi bị dư thừa không chỉ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, đất mà còn là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng “thủy triều đỏ” trên biển.

Công nghiệp

Việc các nhà máy thải các chất độc hại ra môi trường chưa qua xử lý chính là nguyên nhân chủ chốt gây ô nhiễm môi trường. Không chỉ có vậy, ô nhiễm môi trường còn do các nhà máy sử dụng các nhiên liệu hoá thạch làm chất đốt trong quá trình sản xuất đã tạo các khí CO2, CO, N0, SO2,… Tất cả những điều đó đã gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và sinh, động vật.

Hoạt động công nghiệp không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây nên hiệu ứng nhà kính.

Chất thải rắn

Chất thải rắn chính là các chất thải đến từ sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, cũng có thể đến từ các khu chế xuất hay các cơ sở y tế. Chất thải rắn khi không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước, đất và không khí. Không chỉ có vậy, nó còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến hệ sinh thái. Từ đó, đời sống con người và các loài sinh vật trở nên xấu hơn rất nhiều.

Khói và khí thải từ phương tiện

Khói và khí thải từ các phương tiện giao thông là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí. Tình trạng này thường xuyên xảy ra tại các thành phố lớn. Những nơi có mật độ dân cư cao, phương tiện giao thông đi lại nhiều và đông đúc.

Những hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường gây nên rất nhiều hậu quả trong cuộc sống. Một số những tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường không thể nào không nhắc đến như:

hậu quả ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng

Ô nhiễm môi trường gây hậu quả nặng nề cho không khí

Như các bạn đã biết, không khí ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của con người. Khi không khí bị ô nhiễm thì phổi sẽ là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Khí thải từ phương tiện giao thông, bụi mịn (PM2.5, PM1.0,…) là những yếu tố rất độc. Nó có kích thước nhỏ và có khả năng tồn tại lâu trong không khí. Hơn nữa, nó còn có thể phát tán rất xa. Vì vậy khi xâm nhập vào trong cơ thể nó sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nặng nề.

Ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Bệnh về đường hô hấp, vô sinh, rối loạn nhịp tim,… Ô nhiễm không khí thậm chí còn là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường. Điều này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ dẫn đến tử vong.

Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

Đất là môi trường sống của con người và sinh vật trên thế giới. Việc sử dụng hóa dược quá nhiều trong quá trình sản xuất nông nghiệp sẽ gây dư thừa và ngấm vào trong đất.  Đó chính là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh học giữa đất và cây trồng. Điều này không chỉ khiến cho nông sản bị nhiễm độc ảnh hưởng đến chất lượng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Ô nhiễm môi trường đất có thể gây nên một số bệnh như: Gan to, giảm IQ ở trẻ, bệnh về hệ thần kinh, hệ di truyền,…

Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước

Nước được coi là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong cuộc sống. Con người hay sinh vật, động vật phải sử dụng nước hàng ngày. Vì vậy, khi nguồn nước bị ô nhiễm thì cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực vật, động vật, con người khi phải sống trong môi trường nước ô nhiễm thì sẽ có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh lý như: Thiếu máu, viêm não, bệnh do muỗi truyền, thiếu máu,…

Các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường bạn cần biết

Lọc khí thải để giảm ô nhiễm môi trường
Lọc khí thải để giảm ô nhiễm môi trường

Để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Có ý thức tự giác bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung.
  • Tuyên truyền, thực hiện các chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người cùng chung tay giảm ô nhiễm môi trường.
  • Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa quá nhiều, có thể thay thế chất tẩy rửa thành chất vi sinh để ngăn ngừa tắc đường ống thoát nước.
  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường. Xử phạt nghiêm khắc những hành vi vi phạm.
  • Có kế hoạch thanh tra, kiểm soát và giám sát môi trường.
  • Xây dựng hệ thống quản lý môi trường khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Rèn luyện, tập huấn để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ phụ trách công tác bảo vệ môi trường.
  • Chú trọng trang bị và đầu tư các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm mục đích bảo vệ môi trường hiệu quả.
  • Tích cực trồng cây, gây rừng, xử lý rác thải khoa học.
  • Nên sử dụng năng lượng tự nhiên như: Gió, mặt trời,… để thân thiện hơn với môi trường.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường là gì? Cách để giảm ô nhiễm môi trường hiệu quả? Với những thông tin bổ ích này chắc chắn các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Hãy cùng chung tay giữ bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta thật tốt nhé.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bồn cầu không có nước? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bồn cầu không có nước là một vấn đề phổ biến, gây ra nhiều bất...

TOP 10+ Cách thông bồn rửa mặt HIỆU QUẢ, AN TOÀN 100%

Bồn rửa mặt bị tắc là tình trạng chung phổ biến thường hay gặp phải...

Cách bảo dưỡng, vệ sinh cống thoát nước tại nhà

Việc vệ sinh và bảo dưỡng cống thoát nước tại nhà không chỉ giúp duy...

Làm gì khi cống thoát nước bị nghẹt trong ngày mưa lớn?

Cống thoát nước nghẹt vào mùa mưa lớn là vấn đề không thể xem nhẹ,...

Câu hỏi thường gặp

Bao lâu thì nên hút bể phốt

Nếu hệ thống bể phốt được thiết kế, xây dựng đúng quy chuẩn, không vứt rác thải khó tiêu xuống bồn cầu hay bể phốt thì khoảng 15 năm bạn mới phải hút bể phốt. Nếu bể phốt thiết kế, xây dựng không đúng quy chuẩn và quá trình sử dụng có rác thải khó tiêu thì khoảng từ 1 đến 5 năm là bạn phải thực hiện hút bể phốt một lần.

Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối và tuỳ vào mức độ sử dụng. Khi thấy dấu hiệu tắc nghẽn hoặc nước trào ngược bạn nên nhờ đơn vị hút bể phốt uy tín để tư vấn và kiểm tra.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào hữu ích với khách hàng trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ hút bể phốt và lựa chọn cho mình một địa chỉ hút bể phốt Uy Tín tại Hà Nội.

Bất cứ khi nào cần tư vấn, hỗ trợ và sử dụng dịch vụ hút bể phốt, hãy liên hệ với Hưng Thịnh để được phục vụ tận tình 24/7 và hiệu quả nhất.

Hệ thống bể phốt bao gồm bể chứa, bể lắng, bể lọc, bể rút để chứa và phân huỷ chất thải. Theo đó, các vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất thải hữu cơ thành bùn để đưa ra ống thoát nước.

Các chất thải rắn không thể phân huỷ sẽ được tích trữ và dần dần làm đầy và tràn bể phốt gây ra mùi hôi làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nhiều trường hợp nước thải tràn ngược trở lại gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Vì thế, việc hút bể phốt là điều cần thiết phải làm định kỳ.

Để thông tắc chậu rửa mặt bằng móc quần áo thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 cái móc rồi uốn cái móc cho thẳng ra. Một đầu bạn uốn thành cái móc như hình dưới đây

Sau khi làm xong móc thì bạn bắt đầu cho xuống cống xem có móc được cái gì lên không nào.

Bạn vừa lôi lên được tóc cùng những rác thải mắc ở gần miệng ống. Chính nó là nguyên nhân làm tắc chậu rửa bát đó.

Tìm kiếm cửa hàng
Tìm thấy cửa hàng
Đang tải...