Bể chứa nước có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt chung của gia đình. Nó là nguồn cung cấp và lưu trữ nước sinh hoạt. Do đó, bể chứa nước cần xây chắc chắn và đảm bảo tốt. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bể chứa nước gia đình bị nứt, hỏng gây rò rỉ nước ra ngoài. Nếu gặp trường hợp này bạn có thể thử một số cách xử lý bể nước bị nứt chúng tôi chia sẻ sau đây.
Xem thêm:
5 Cách chống thấm bể nước hiệu quả – quy trình chi tiết nhất
Nguyên nhân bể nước bị nứt
- Do chất lượng thi công các khe, mạch ngưng co giãn không được tốt.
- Không đáp ứng được kỹ thuật thi công nên khiến việc bê tông bị rỗ, độ bền của bể không cao.
- Khe co giãn của mạch dừng khi đang thi công, bê tông tường có chiều dày lớn.
- Các tác nhân vật lý chấn động xung quanh ảnh hưởng đến bể.
- Bể nước sử dụng lâu năm không được bảo dưỡng định kỳ nên hư hỏng.
Một số cách xử lý bể nước bị nứt
1. Dùng vật liệu Facom
Đây là vật liệu phụ gia chống thấm ngược dạng dung dịch có thể trộn cùng bê tông, vữa xi măng. Sử dụng kỹ thuật trát lên bể nước để xử lý chỗ bị rò rỉ, nứt một cách hiệu quả mà không hề độc hại.
Facon là sản phẩm có tính kháng nước, chống thấm cao và sử dụng công nghệ của Mỹ tạo nên. Sản phẩm đạt được những tiêu chuẩn khắt khe, đảm bảo công trình bạn lên tới hơn 40 năm. Facom có thể thích hợp với nhiều hạng khác nhau như chống thấm thuận – nghịch cho bề mặt bê tông, nền, tường xi măng; dùng cho những chỗ có áp lực nước cao như bồn nước, bể bơi, bể nước ăn,…. Sản phẩm an toàn với sức khỏe người dùng và giá thành rẻ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
2. Dùng vật liệu Sika
Sika là vật liệu xử lý bể nước bị rò rỉ hiệu quả và phổ biến hiện nay. Vật liệu này có rất nhiều loại khác nhau nên khi chọn mua thì cần chú ý bởi không phải loại nào cũng có thể xử lý bể nứt. Bạn nên chọn Sikatop Seal 107 2 thành phần để sử dụng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị bề mặt bể bị nứt: làm khô bể hoặc để khô tự nhiên.
- Dùng Sikatop Seal 107 dạng bột pha cùng dung dịch đi kèm sản phẩm. Pha nguyên liệu đúng tỷ lệ ghi trên bao bì rồi quấy đều.
- Dùng bay để trát vật liệu vừa trộn lên vùng bị nứt lần thứ nhất. Chờ khoảng 2 – 4 tiếng để lớp này khô thì mới thi công lớp thứ 2. Để đảm bảo chắc chắn thì bạn có thể thi công thêm lớp thứ 3 nữa.
- Chờ 1 ngày để vật liệu được khô hoàn toàn.
- Sau đó thử với nước, nếu không thấy nước rò rỉ hay thấm ra ngoài nữa thì có nghĩa là bạn đã khắc phục thành công.
3. Dùng vật liệu keo dán gạch
Weberdry tex cũng là vật liệu xử lý bể nước bị nứt hiệu quả bạn có thể dùng. Nó có khả năng chống thấm và chịu áp lực nước cao cả trong và ngoài với độ sâu lên tới 50m dưới nước. Đặc biệt sản phẩm phù hợp dùng chống thấm bể nước, nứt gạch dưới đáy hồ bơi. Sản phẩm an toàn cho người dùng, dễ sử dụng.
Chuẩn bị thi công:
- Nếu bề mặt bể là mới thì cần đảm bảo bề mặt khô hoàn toàn trong 28 ngày.
- Làm sạch bể bằng vòi nước có áp lực cao.
- Dùng vữa bình thường để sửa các vết nứt trong bể.
Cách thi công:
- Làm ẩm bể bề mặt thi công rồi quét một lớp chống thấm Weberdry tex; lớp thứ 2 phải quét theo phương vuông góc với lớp đầu.
- Đợi bề mặt bể khô hoàn toàn khoảng 4 – 7 ngày tùy theo điều kiện nhiệt độ của môi trường.
- Kiểm tra rò rỉ bằng cách ngâm nước trong bể. Sau 24h nếu không thấy còn hiện tượng rò rỉ thì có thể sử dụng bể bình thường.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn một số cách xử lý bể nước bị nứt tại nhà cực đơn giản và hiệu quả. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.