Trang chủ | Bùn hoạt tính là gì? Vai trò và đặc điểm của bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính là gì? Vai trò và đặc điểm của bùn hoạt tính

By Hưng Thịnh | Updated on 28/03/2025

Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường và xử lý nước thải, bùn hoạt tính được xem là một giải pháp hiệu quả và phổ biến. Tuy nhiên, khái niệm bùn hoạt tính thường bị nhầm lẫn với các loại bùn vi sinh khác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bùn hoạt tính, cơ chế hoạt động, ứng dụng và cách phân biệt với bùn vi sinh.

Bùn hoạt tính là gì?

Bùn hoạt tính còn được gọi là bùn vi sinh là loại bùn được hình thành trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Khác với bùn thải thông thường, bùn vi sinh chứa tập hợp các vi sinh vật — chủ yếu là vi khuẩn, một số loại còn có thêm nấm men, động vật nguyên sinh, côn trùng và các sinh vật hiển vi khác… gọi chung là hệ vi sinh vật.

Bùn hoạt tính có hình dạng bông, màu nâu, dễ lắng. 

Những nhóm vi khuẩn điển hình có trong bùn hoạt tính gồm:

  • Alcaligenes – Achromobacter
  • Pseudomonas, Enterobacteriaceae
  • Athrobacter Bacillus
  • Cytophaga – Flavobacterium…
Bùn hoạt tính là bùn vi sinh hiếu khí gồm các bông bùn dễ lắng
Bùn hoạt tính là bùn vi sinh hiếu khí gồm các bông bùn dễ lắng

Thành phần chính

  • Vi sinh vật: Chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí, nấm và các nguyên sinh động vật. Những vi sinh vật này chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý chất thải.
  • Chất hữu cơ: Đóng vai trò là nguồn thức ăn cho vi sinh vật, giúp chúng phát triển và hoạt động hiệu quả.
  • Chất rắn vô cơ: Dù không tham gia trực tiếp vào quá trình xử lý, chất rắn này tồn tại trong bùn với vai trò hỗ trợ cấu trúc.
  • Nước: Làm môi trường sống cho vi sinh vật, chiếm phần lớn tỷ lệ trong bùn hoạt tính.
Bùn hoạt tính gồm nước, chân rắn hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật
Bùn hoạt tính gồm nước, chân rắn hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật

Vai trò quan trọng của bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

Bùn hoạt tính là thành phần cốt lõi trong quy trình xử lý sinh học nước thải, đóng vai trò như một “hệ vi sinh sống” giúp phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ. 

– Bùn hoạt tính có chứa các vi sinh vật hiếu khí (nấm, côn trùng, vi khuẩn, protozoa…) chúng hấp thụ và oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải để sinh trưởng, phát triển rồi chuyển hóa thành các chất vô cơ như CO2, H2O, NO3-… 

– Sau khi phân hủy, các chất rắn lơ lửng còn lại sẽ lắng xuống trong nước để tách bùn ra khỏi nước sạch và tạo điều kiện cho nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải. 

* Mỗi loại nước thải đều mang những đặc điểm và thành phần hóa học riêng biệt. Chính vì vậy, loại vi khuẩn chủ đạo trong bùn hoạt tính sẽ được quyết định dựa trên thành phần chất hữu cơ có trong nguồn nước thải đó. Chẳng hạn, nước thải giàu protein sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn như Alcaligenes, Flavobacterium và Bacillus. Ngược lại, nếu nước thải chứa nhiều hydrat cacbon hoặc hydrocarbon thì Pseudomonas sẽ trở thành nhóm vi sinh vật chiếm ưu thế trong quá trình xử lý.

Có bao nhiêu loại bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính có 3 loại chính là bùn hoạt tính hiếu khí, bùn hoạt tính kỵ khí và bùn hoạt tính thiếu khí. Tùy vào các loại nước thải mà bùn hoạt tính sẽ có màu sắc và đặc tính khác nhau: 

  • Bùn hoạt tính hiếu khí: Có màu nâu nhạt hơi sáng, có dạng lơ lửng bắt đầu lắng thì có hiện tượng tạo bông và hoạt động trong môi trường có oxy hòa tan. Bùn hoạt tính hiếu khí được sử dụng chủ yếu để oxy hóa các chất hữu cơ, đạm, amoni, nito… và được sử dụng trong bể aerotank, bể MBR..
  • Bùn hoạt tính kỵ khí: Có màu đen, bông bùn to, lắng nhanh, dạng hạt càng to thì vi sinh vật càng phát triển mạnh và thường được sử dụng để xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao. Bùn hiếu khí có 2 dạng là bùn kỵ khí lơ lửng hay còn gọi là kỵ khí tiếp xúc và bùn hạt hay còn gọi là bùn kỵ khí dòng chảy ngược UASB. 
  • Bùn hoạt tính thiếu khí: Có màu nâu sẫm, bông bùn to và lắng nhanh hơn bùn hiếu khí và thường được dùng để loại bỏ nito khỏi nước thải. 

Quy trình hình thành bùn hoạt tính 

Bùn hoạt tính được sinh ra sau quá trình xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. 

Bùn vi sinh được hình thành chủ yếu dựa vào hoạt động của hệ vi sinh vật. Trong quá trình này, vi sinh vật thực hiện đồng hóa, hấp thụ và bẻ gãy các liên kết trong các chất dinh dưỡng có mặt trong nước thải. Cơ chế hoạt động chính của chúng là nhân đôi tế bào. Để hình thành được hệ bùn vi sinh hoàn chỉnh, quá trình này trải qua 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn tăng trưởng chậm (pha lag)

Trong giai đoạn này, vi sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường mới bao gồm nhiệt độ, pH, và nồng độ chất dinh dưỡng. Sự tăng trưởng diễn ra khá chậm. 

Giai đoạn tăng sinh khối theo Logarit (pha log)

Sau khi thích nghi, vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải làm thức ăn để sinh sản và tăng sinh khối nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào khả năng phân giải chất nền của từng loài vi sinh.

Giai đoạn tăng trưởng chậm dần (pha suy giảm)

Do các chất dinh dưỡng trong nước thải bắt đầu cạn kiệt nên tốc độ sinh khối giảm và tốc độ tăng trưởng của vi khuẩn cũng chậm dần. 

Giai đoạn hô hấp nội bào (pha cân bằng)

Khi thiếu hụt nồng độ dinh dưỡng, vi sinh vật bắt đầu sử dụng chính các chất nguyên sinh trong tế bào để duy trì sự sống. Khi đó, sinh khối bắt đầu suy giảm do quá trình khuếch tán chất nội bào ra môi trường nhằm nuôi sống tế bào còn lại.

Cách để bùn hoạt tính hoạt động hiệu quả

Để quần thể vi sinh vật phát triển tốt thì các nhà vận hành cần đảm bảo môi trường phải đáp ứng đủ về điều kiện môi trường ổn định.

  • Oxy hòa tan (DO):
    • Cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động.
    • Kiểm soát nồng độ DO trong bể sục khí ở mức 2-3 mg/l.
  • pH:
    • Duy trì độ pH trong khoảng 6.5 – 8.5 để vi sinh vật phát triển tốt.
  • Nhiệt độ:
    • Nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật thường từ 20°C đến 30°C.
  • Dinh dưỡng:
    • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng (carbon, nitơ, phospho) cho vi sinh vật.
  • Dòng chảy của nước:
    • Dòng chảy cần phù hợp và được điều chỉnh tốc độ hợp lý đủ để vi sinh vật có thời gian tiêu thụ thức ăn và lắng. Dòng chảy quá mạnh có thể rửa trôi toàn bộ vi khuẩn trong quá trình xử lý nước thải. 

Ứng dụng của bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính là một trong những giải pháp hiệu quả nhất trong xử lý nước thải và vệ sinh môi trường. Nhờ vào khả năng phân hủy các chất hữu cơ và cải thiện chất lượng nước mà không sản sinh chất thải có hại ra môi trường.

Sự đa dạng trong ứng dụng của bùn hoạt tính không chỉ giới hạn ở các hệ thống xử lý đô thị mà còn mở rộng đến nhiều ngành công nghiệp và quy trình kỹ thuật đặc thù.

Xử lý nước thải đô thị

Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, bùn hoạt tính được sử dụng để loại bỏ các chất hữu cơ gây ô nhiễm như BOD (nhu cầu oxy sinh học) và COD (nhu cầu oxy hóa học). Điều này giúp giảm tải lượng ô nhiễm ra môi trường và đảm bảo rằng nước thải sau xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.

Các vi sinh vật tiêu thụ chất hữu cơ và tạo ra nước sạch, khí CO₂, và một phần bùn dư thải. Các ứng dụng này đặc biệt hữu ích ở các đô thị lớn, nơi lượng nước thải sinh hoạt cao.

Hiện nay các đơn vị chuyên mua bán bùn vi sinh trên thị trường cũng rất phổ biến, và Hưng Thịnh tự hào là một trong số đó. Chúng tôi chuyên cung cấp và vận chuyển bùn vi sinh, bùn hoạt tính trên toàn miền Bắc.

Xử lý nước thải công nghiệp

Trong lĩnh vực công nghiệp, bùn hoạt tính đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, đặc biệt ở các ngành:

  • Sản xuất thực phẩm và đồ uống: Loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa từ quy trình chế biến.
  • Ngành hóa chất: Xử lý các hợp chất hóa học phức tạp trước khi xả ra môi trường.
  • Ngành giấy và bột giấy: Giảm thiểu các chất thải hữu cơ và hóa chất độc hại từ quá trình sản xuất.
Bùn hoạt tính được ứng dụng để xử lý nước thải công nghiệp
Bùn hoạt tính được ứng dụng để xử lý nước thải công nghiệp

Bùn hoạt tính trong các ngành này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về xử lý nước thải.

Xử lý quá trình nitrification-denitrification

Một ứng dụng nổi bật khác của bùn hoạt tính là trong quá trình xử lý nitơ, bao gồm nitrification và denitrification. Đây là quy trình quan trọng để loại bỏ các hợp chất chứa nitơ như amoni và nitrat, vốn gây hại nếu xả trực tiếp ra môi trường.

  • Nitrification: Vi khuẩn hiếu khí chuyển đổi amoni thành nitrat.
  • Denitrification: Dưới điều kiện thiếu khí (anoxic), vi khuẩn tiếp tục chuyển hóa nitrat thành khí nitơ (N₂), giải phóng vào khí quyển.

Quá trình này giúp giảm tải lượng nitơ trong nước thải, ngăn ngừa hiện tượng phú dưỡng hóa ở các hồ, sông và biển.

Ứng dụng trong nghiên cứu và cải tiến hệ thống xử lý

Ngoài các ứng dụng thực tiễn trong xử lý nước thải, bùn hoạt tính còn được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và phát triển các hệ thống xử lý tiên tiến. Các nhà khoa học sử dụng bùn hoạt tính để thử nghiệm các kỹ thuật mới nhằm tăng cường hiệu quả xử lý, giảm thiểu chi phí vận hành và cải thiện quản lý chất thải rắn.

Sự khác biệt giữa bùn hoạt tính và bùn vi sinh

Bùn hoạt tính và bùn vi sinh đều đóng vai trò quan trọng trong xử lý nước thải, nhưng chúng có nhiều điểm khác biệt quan trọng.

Tiêu chí Bùn hoạt tính Bùn vi sinh
Định nghĩa Một loại bùn vi sinh dùng trong hệ thống hiếu khí Bao gồm cả hệ thống hiếu khí, kỵ khí, và thiếu khí
Cấu trúc Gồm các bông bùn kết dính, dễ lắng Có thể ở dạng bông, hạt, hoặc cụm tùy hệ thống
Vi sinh vật chính Vi khuẩn hiếu khí Vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí, hoặc thiếu khí
Hệ thống áp dụng Chỉ trong hệ thống hiếu khí Dùng cho cả hiếu khí và kỵ khí
Sản phẩm xử lý CO₂, nước sạch, và bùn hoạt tính CO₂, CH₄, nước sạch, và bùn vi sinh

Bùn hoạt tính là giải pháp quan trọng trong lĩnh vực xử lý nước thải, đóng góp lớn vào việc bảo vệ môi trường. Hiểu rõ sự khác biệt giữa bùn hoạt tính và bùn vi sinh sẽ giúp các doanh nghiệp chọn đúng giải pháp phù hợp với nhu cầu. Nếu bạn cần thêm thông tin, hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn chi tiết!

Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

4 Cách làm sạch đường ống nước trong nhà hiệu quả tức thì

Đường ống nước là huyết mạch của hệ thống sinh hoạt mỗi gia đình. Qua...

Cống thoát nước bị nghẹt: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Tình trạng cống thoát nước bị nghẹt sẽ có mùi hôi rất khó chịu, làm...

Bột thông cống hóa học với sinh học loại nào an toàn nhất?

Tình trạng tắc nghẽn cống thoát nước hoặc bồn cầu, gây ra nước thoát chậm...

Dịch vụ hút bể phốt tại Nhổn giá từ 68K – Cam kết triệt để

Thông tắc cống hút bể phốt tại Nhổn giá rẻ nhất bằng máy lò xo không đục...

Câu hỏi thường gặp

Bao lâu thì nên hút bể phốt

Nếu hệ thống bể phốt được thiết kế, xây dựng đúng quy chuẩn, không vứt rác thải khó tiêu xuống bồn cầu hay bể phốt thì khoảng 15 năm bạn mới phải hút bể phốt. Nếu bể phốt thiết kế, xây dựng không đúng quy chuẩn và quá trình sử dụng có rác thải khó tiêu thì khoảng từ 1 đến 5 năm là bạn phải thực hiện hút bể phốt một lần.

Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối và tuỳ vào mức độ sử dụng. Khi thấy dấu hiệu tắc nghẽn hoặc nước trào ngược bạn nên nhờ đơn vị hút bể phốt uy tín để tư vấn và kiểm tra.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào hữu ích với khách hàng trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ hút bể phốt và lựa chọn cho mình một địa chỉ hút bể phốt Uy Tín tại Hà Nội.

Bất cứ khi nào cần tư vấn, hỗ trợ và sử dụng dịch vụ hút bể phốt, hãy liên hệ với Hưng Thịnh để được phục vụ tận tình 24/7 và hiệu quả nhất.

Hệ thống bể phốt bao gồm bể chứa, bể lắng, bể lọc, bể rút để chứa và phân huỷ chất thải. Theo đó, các vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất thải hữu cơ thành bùn để đưa ra ống thoát nước.

Các chất thải rắn không thể phân huỷ sẽ được tích trữ và dần dần làm đầy và tràn bể phốt gây ra mùi hôi làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nhiều trường hợp nước thải tràn ngược trở lại gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Vì thế, việc hút bể phốt là điều cần thiết phải làm định kỳ.

Để thông tắc chậu rửa mặt bằng móc quần áo thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 cái móc rồi uốn cái móc cho thẳng ra. Một đầu bạn uốn thành cái móc như hình dưới đây

Sau khi làm xong móc thì bạn bắt đầu cho xuống cống xem có móc được cái gì lên không nào.

Bạn vừa lôi lên được tóc cùng những rác thải mắc ở gần miệng ống. Chính nó là nguyên nhân làm tắc chậu rửa bát đó.

Tìm kiếm cửa hàng
Tìm thấy cửa hàng
Đang tải...