Trang chủ | 13 Bản vẽ sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng chi tiết

13 Bản vẽ sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng chi tiết

By Hưng Thịnh | Updated on 07/05/2024

Một ngôi nhà đẹp không chỉ mang vẻ ngoại thất bắt mắt, công năng tiện dụng. Một yếu tố nếu bỏ quên sẽ là một thiếu sót nghiêm trọng! Đó chính là sự tiện nghi và thoải mái ở hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu nếu nguồn nước trong gia đình chảy nhỏ giọt, nước không sạch chỉ vì lắp hệ thống xử lý nước thải chưa tối ưu đúng không nào?

Trong bài viết này, Môi trường đô thị Hưng Thịnh xin chia sẻ đến quý vị những thông tin hữu ích về sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng. Hãy cùng đi vào chi tiết ngay nhé!

  1. Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước nhà dân dụng

Xây nhà là việc quan trọng của đời người! Có lẽ thế mà từng khâu đều được gia chủ tính toán cẩn thận,chăm chút tỉ mỉ. Đặc biệt là lắp hệ thống xử lý nước thải cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Bởi “sai 1 ly, đi một dặm”, một khi ngôi nhà đã hoàn thiện thì rất khó khắc phục hậu quả.

Do đó, trước tiên cần phải lập sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp thoát nước. Bản sơ đồ này sẽ mô phỏng đầy đủ đường ống cấp thoát nước, hệ thống cấp thoát nước, đường ống  nước thải, vị trí lắp máy bơm nước, đồng hồ….Tất cả đều được mô tả một cách chi tiết, đầy đủ, rõ ràng.

Một bản thiết kế càng hoàn thiện thì quá trình thi công hệ thống cấp thoát nước càng suôn sẻ. Đây cũng là mấu chốt quan trọng để tạo nên một ngôi nhà tuyệt đẹp.

Sau đây, Môi trường đô thị Hưng Thịnh xin chia sẻ đến bạn một số sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng để bạn có thể tham khảo.

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Sơ đồ đường cấp nước khu dân cư điển hình

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Sơ đồ đường cấp nước chéo khu dân cư

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Sơ đồ hệ thống đường ống cung cấp nước sinh hoạt trong hộ gia đình

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Sơ đồ đường ống nước thải và ống thông khí

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng cho nhà dân

  1. Sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng thường bao gồm 2 hệ thống chính

Thiết kế sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng là một trong những khâu cực kỳ quan trọng. Bởi không có một bản thiết kế khoa học thì việc thi công hệ thống cấp thoát nước sẽ gặp nhiều vấn đề “đau đầu”. Hệ thống cấp thoát nước trong nhà dân dụng thường bao gồm hai hệ thống chính, đó là:

Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước có nhiệm vụ dẫn nước từ các nguồn chính từ bên ngoài vào trong nhà. Hệ thống này sẽ được nối liền với một đồng hồ báo lượng nước tiêu thụ.

Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước làm nhiệm vụ đưa nước từ các thiết bị sử dụng nước từ trong nhà ra bên ngoài. Hệ thống này bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải nhà vệ sinh, nước mưa…

Xem thêm các đi đường nước nhà vệ sinh

  1. Thiết kế hệ thống cấp thoát nước tốt cần qua 3 giai đoạn

Thiết kế hệ thống cấp thoát nước đòi hỏi phải tính toán hợp lý, kỹ lưỡng. Bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra những phiền toái về sau. Một bản thiết kế hoàn chỉnh thường diễn ra theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Lập sơ đồ nguyên lý thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà gia dụng

Trước khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước, việc đầu tiên các kỹ sư, kiến trúc sư luôn nghĩ đến chính là thiết lập sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp thoát nước. Bởi sơ đồ nguyên lý sẽ tái hiện những hiểu biết khái quát về đường ống cấp nước, thoát nước, vị trí đồng hồ, máy bơm.

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước trong nhà dân dụng

Giai đoạn 2: Tiến hành triển khai mặt bằng thiết kế hệ thống cấp thoát nước nhà gia dụng

Khi đã xây dựng thành công sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp thoát nước , bản vẽ kiến trúc mặt bằng. Bước tiếp theo cũng chính là triển khai những ý tưởng thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà ở.

Đó là việc bố trí các đường ống cấp nước, gen chứa hợp lý. Việc bố trí phải đảm bảo hệ thống cấp thoát nước đẹp nhất, tiết kiệm không gian nhất. Thêm nữa, vị trí đặt đồng hồ, máy bơm nước, bể nước sao cho hợp lý và thuận lợi cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng.

Môi trường đô thị Hưng Thịnh mời quý vị tham khảo bản vẽ mặt bằng sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng 2.5 tầng:

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Mặt bằng hệ thống cấp nước sân vườn và tầng 1

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Mặt bằng hệ thống cấp nước tầng 2 của nhà 2.5 tầng

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Mặt bằng hệ thống thoát nước tầng 1 của nhà  2.5 tầng

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Mặt bằng hệ thống cấp thoát nước tầng áp mái  nhà 2.5 tầng

Giai đoạn 3: Sơ đồ chi tiết lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nhà gia dụng

Sau khi triển khai mặt bằng thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà dân dụng. Các kiến trúc sư sẽ chuyển sang bản vẽ chi tiết sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng.  Các bộ phận quan trọng như chi tiết bể tự hoại, chi tiết lắp hệ thống ống nước trong nhà vệ sinh, hệ thống nước sinh hoạt…đều được thể hiện rõ ràng để việc thi công hệ thống cấp nước diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước wc 1 trong nhà dân dụng

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước wc 2 trong nhà dân dụng

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

  Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước wc 3 trong nhà dân dụng

Sau khi đã tiến hành lên sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng một cách hoàn chỉnh. Bộ phận thi công sẽ tiến hành lắp đặt nguyên vật liệu. Đây cũng là giai đoạn thi công phần thô của thiết kế nhà hoàn chỉnh.

  1. 4 Yếu tố của hệ thống nước trong gia đình

Về cơ bản, hệ thống cấp thoát nước trong gia đình gồm 4 yếu tố bao gồm:

Hệ thống cung cấp, phân phối nước: Đây là hệ thống bao gồm ống vận chuyển nước từ nguồn đến các trang thiết bị.

Hệ thống thoát nước: Hệ thống này bao gồm các ống thoát nước, ống cống thu lượm chất thải, khu vực cung cấp nước đến nơi xử lý nước thải.

Hệ thống thông khí: Đây là các ống trên không trung, được tận dụng để nối với hệ thống thoát nước. Mục đích để cung cấp khí cho hệ thống này.

Hệ thống máy móc, thiết bị: Bao gồm các thiết bị sử dụng nước từ máy giặt, bồn rửa chén, bình nóng lạnh, bồn vệ sinh…các thiết bị này phải đảm bảo thông khí để có thể khử mùi từ hệ thống xử lý nước thải thoát ra.

  1. Các bộ phận của hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng

Hệ thống cấp thoát nước nhà dân dụng hoàn chỉnh bao gồm các bộ phận sau:

Đường ống chính: Đây là đường ống chính thường nằm dưới tầng trệt. Ống có nhiệm vụ tiếp nhận các loại chất thải từ các ống của ngôi nhà sau đó vận chuyển đến các hệ thống cống của thành phố.

Cửa thăm: Đây là thiết bị dùng để kiểm tra và làm sạch đường ống. Bộ phận này thường có nắp đậy kín với kích thước 102 mm.

Ống thoát nước: Ống này có nhiệm vụ thu gom nước thải, nước vệ sinh. Kích thước của đường ống còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng gia đình.

Ống ngang: Các ống này thường nằm ngang và có độ nghiêng không quá 45 độ.

Ống thoát dọc: Đây là ống chính theo phương đứng.

Bẫy nước: Có tác dụng ngăn mùi nhưng vẫn đảm bảo hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt.

Thông khí: Đây là các ống được nối với hệ thống thoát nước. Mục đích nhằm đảm bảo sự lưu thông không khí của hệ thống cấp thoát nước.

  1. Kích thước của các ống nước trong thiết kế sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Kích thước của các ống trong thiết kế sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng cần phải được lưu tâm. Vì chọn được kích thước ống phù hợp với nhu cầu thì hệ thống cấp thoát nước mới hoạt động hiệu quả.

Ống cấp nước

Đường kính của ống cấp nước

  • Nguồn cung cấp nước chính đến bình nước nóng hoặc nơi phân nhánh: 20mm.
  • Các ống nước nhánh, ống cấp nước cho thiết bị:13mm.

Ống thoát nước

Đường kính ống thoát nước lần lượt như sau:

  • Ống thoát nước chính: >102mm
  • Ống thoát ngang của sàn: >78mm
  • Ống bồn tắm, chậu rửa, máy giặt…:> 38mm
  • Ống bồn vệ sinh: >78mm

Ống thông khí

  • Ống chính: >78mm
  • Ống khác: >38mm

ống nước

Kích thước của các ống nước trong thiết kế sơ đồ cấp thoát nước

  1. Quy định về vật liệu và thiết bị của ống nước

Các vật liệu ống bao gồm nhiều loại chẳng hạn như ABC, PVC, đồng, mạ kẽm…Hệ thống cấp thoát nước nhà ở dân dụng nên sử dụng các vật liệu theo quy định đã được kiểm nghiệm, đánh giá để đảm bảo hoạt động bền bỉ theo thời gian.

Ống nước thải: Nên chọn các chất liệu ống gang, ống nhựa…

Ống nước thải sinh hoạt: Chất liệu tốt nhất là ống đồng, ống nhựa PEX, ống nhựa PPR…

ống nước

Quy định về vật liệu và thiết bị của ống nước

  1. Một số chú ý trong quá trình lắp đặt theo sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Khi lắp đặt hệ thống nước thải cần chú ý đến các vấn đề sau:

– Trong hệ thống xử lý nước thải không được lắp nối chữ T, lắp nối chữ X, các nối phức tạp. Đặc biệt, hạn chế các ống nối cho các đường ống nằm ngang trong hệ thống xử lý nước thải.

– Tất cả ống thải, ống thoát nước, nơi có sự đổi hướng lớn hơn 45 độ đều phải bố trí cửa thăm để thuận tiện cho việc thông rửa hệ thống cấp thoát nước thải. Chú ý các cửa thăm phải được bố trí các dòng chảy hướng lên của bẫy nước. Đồng thời, bố trí các cửa thăm tại các bẫy nước của các ống xả rác, ống thoát chính ngang.

– Cần bố trí cửa thăm ở phía đáy của ống thoát nước chính theo phương đứng.

– Mỗi thiết bị vệ sinh cần có bẫy nước để khử mùi.

– Các hố ga, hố đựng bể phốt nước thải cần kín khí, kín nước. Đặc biệt phải được trang bị thêm các ống thông khí.

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Một số chú ý trong quá trình lắp đặt theo sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

  1. Các lỗi thường gặp khi thiết kế lắp đặt sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Khi thiết kế lắp đặt sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng cần chú ý các lỗi sau:

9.1. Độ dốc của đường ống không đúng

Độ dốc lý tưởng để lắp ống là 6.5mm đến 300 mm giúp nước thải chảy đúng tốc độ để vét sạch thành của ống. Nếu lắp ống dốc quá dễ khiến chất lỏng chảy nhanh. Trong khi đó chất rắn lại tồn đọng ở phía sau.

sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng

Chú ý độ dốc đường ống

9.2. Bẫy nước không được thông khí

Bẫy nước có nhiệm vụ chính là ngăn mùi, khí độc, rác thải. Nếu lắp bẫy nước không đúng cách thì các chất thải dễ lọt vào trong nhà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày.

Bẫy nước không được thông khí

Bẫy nước không được thông khí

9.3. Thông khí nằm ngang

Ống thông khí cho bẫy nước chia làm hai loại là ướt và khô. Nếu lắp ống thông khí không đúng, ống thông khí có thể bị tắc gây ra những tác hại khó lường.

bây nước nằm ngang

Thông khí nằm ngang

9.4. Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn

Ống thông khí luôn phải đảm bảo khả năng thoát nước khi ống thoát bị tắc. Khi lắp ống sai thì chức năng này sẽ không hoạt động tốt hoặc bị ngưng trệ.

Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn

Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn

Xem thêm Các lắp ống thông hơi bồn nước

9.5. Các cửa thăm bố trí không đủ

Các cửa thăm cần được bố trí cẩn thận, đầy đủ. Điều này sẽ đảm bảo người dùng có thể thông tắc và làm sạch ống bất cứ khi nào.

9.6. Các cửa thăm không tiếp cận được

Các cửa thăm luôn phải đảm bảo khoảng cách ít nhất từ 30cm đến 45cm. Đồng thời, phải có đủ không gian để làm việc, cho phép người thợ có thể tiếp cận được khi xảy ra sự cố.

cửa thăm xả thải

các cửa thăm không tiếp cận được sẽ gây cản trở quá trình thông tắc hệ thống xưr lý nước thải

9.7. Không đủ các khoảng trống thông khí

Nếu các khoảng trống thông khí không đủ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng. Chất thải có thể bị hút ngược trở lại đường cấp nước.

Không đủ các khoảng trống thông khí

 Nước thải không bị hút ngược vào đường cấp nước nếu không đủ khoảng trống thông khí

9.8. Không đủ không gian xung quanh bệt xí và chậu rửa

Không gian xung quanh bệt xí và chậu rửa cần được bố trí khoảng cách phù hợp để người cao lớn có thể sử dụng một cách thoải mái.

9.9. Áp lực và nhiệt độ van xả chưa điều chỉnh đúng

Cần phải lắp van xả an toàn cho bình nước nóng để tránh tình trạng nổ bình khi áp lực của nước nóng tăng. Các van xả cần được lắp đặt đúng cỡ, đúng độ dốc để đảm bảo thoát nước của van khi xả ra.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng. Đảm bảo gia đình bạn có được hệ thống cấp thoát nước lý tưởng nhất.

Và đừng quên liên hệ với https://thongtacconghanoi.net/  nếu gia đình bạn có có nhu cầu hút bể phốt hay gặp bất kỳ hỏng hóc, rủi ro gì về hệ thống cấp thoát nước nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh gồm những bộ phận nào?

Nhà vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong mọi công trình xây dựng, từ...

Báo giá hút bể phốt mới nhất 2025 – Chi tiết từng dịch vụ

Dịch vụ hút bể phốt ngày càng được nhiều người quan tâm nhờ tính tiện...

2 cách sửa phao bồn nước hiệu quả từ thợ chuyên nghiệp

Với mọi gia đình, các bồn chứa nước đã trở thành thứ không thể thiếu...

Chất thải sinh hoạt là gì? Cách phân loại rác thải sinh hoạt chuẩn

Chất thải sinh hoạt là một trong những yếu tố gây áp lực lớn lên...

Câu hỏi thường gặp

Bao lâu thì nên hút bể phốt

Nếu hệ thống bể phốt được thiết kế, xây dựng đúng quy chuẩn, không vứt rác thải khó tiêu xuống bồn cầu hay bể phốt thì khoảng 15 năm bạn mới phải hút bể phốt. Nếu bể phốt thiết kế, xây dựng không đúng quy chuẩn và quá trình sử dụng có rác thải khó tiêu thì khoảng từ 1 đến 5 năm là bạn phải thực hiện hút bể phốt một lần.

Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối và tuỳ vào mức độ sử dụng. Khi thấy dấu hiệu tắc nghẽn hoặc nước trào ngược bạn nên nhờ đơn vị hút bể phốt uy tín để tư vấn và kiểm tra.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào hữu ích với khách hàng trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ hút bể phốt và lựa chọn cho mình một địa chỉ hút bể phốt Uy Tín tại Hà Nội.

Bất cứ khi nào cần tư vấn, hỗ trợ và sử dụng dịch vụ hút bể phốt, hãy liên hệ với Hưng Thịnh để được phục vụ tận tình 24/7 và hiệu quả nhất.

Hệ thống bể phốt bao gồm bể chứa, bể lắng, bể lọc, bể rút để chứa và phân huỷ chất thải. Theo đó, các vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất thải hữu cơ thành bùn để đưa ra ống thoát nước.

Các chất thải rắn không thể phân huỷ sẽ được tích trữ và dần dần làm đầy và tràn bể phốt gây ra mùi hôi làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nhiều trường hợp nước thải tràn ngược trở lại gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Vì thế, việc hút bể phốt là điều cần thiết phải làm định kỳ.

Để thông tắc chậu rửa mặt bằng móc quần áo thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 cái móc rồi uốn cái móc cho thẳng ra. Một đầu bạn uốn thành cái móc như hình dưới đây

Sau khi làm xong móc thì bạn bắt đầu cho xuống cống xem có móc được cái gì lên không nào.

Bạn vừa lôi lên được tóc cùng những rác thải mắc ở gần miệng ống. Chính nó là nguyên nhân làm tắc chậu rửa bát đó.

Tìm kiếm cửa hàng
Tìm thấy cửa hàng
Đang tải...