Trang chủ | Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam như thế nào ?

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam như thế nào ?

By Hưng Thịnh | Updated on 07/05/2024

Thiên nhiên khí hậu đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt, cuộc sống của con người. Trước đây, biến đổi khí hậu diễn ra chủ yếu do những thay đổi của điều kiện thiên nhiên. Tuy vậy, những năm gần đây, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, gây nên những tác động không nhỏ.  Vậy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam nghiêm trọng thế nào thì mọi người còn khá mơ hồ. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé

Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam

1.Diện tích đất sẽ dần bị mất đi

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam

Vốn là quốc gia có đường bờ biển dài tới 3.260km, đời sống người dân phụ thuộc đất nông nghiệp và nguồn nước ngọt. Tuy nhiên, theo các báo cáo, diện tích đất của Việt Nam đang ngày càng bị thu hẹp do nước biển dâng. Theo tính toán, Việt Nam có thể thiệt hại đến 40.000km2 đất sinh hoạt khi mực nước biển dâng lên 100cm. Hiện tượng này sẽ kéo theo hệ quả nghiêm trọng khiến nước ta mất đi tới 12,1% diện tích đất sinh hoạt, khoảng 17,1 triệu người không còn nơi sinh sống, sản xuất. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), nếu không được kiểm soát, nước biển dâng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của 23,1% dân số Việt Nam.

2. Đe dọa an ninh lương thực

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam

Việt Nam nổi tiếng là đất nước nông nghiệp lúa nước, là một trong những vựa lúa lớn nhất Châu Á. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam.  Nước biển dâng khiến diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng lúa. Điều nay gây nên thiệt hại rất lớn đến kinh tế và đời sống của nông dân. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực tầm khu vực và thế giới.

3. Ảnh hưởng tới lĩnh vực nông nghiệp

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam

Không chỉ ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp, biến đổi khí hậu còn gây ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển tự nhiên của cây trồng. Theo kiến nghị năm 2005, nước biển dâng khiến ảnh hưởng tới 40.5% sản lượng khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như 10% diện tích các vùng đồng bằng phía Bắc. Cùng với đó, biến đổi khí hậu còn gây nên nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan gây sâu bệnh cây trồng. Thiên tai gây nên dịch bệnh và mầm mống sâu bệnh tăng cao, diện tích cây trông bị ảnh hưởng nặng nề.

4. Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng

Một trong những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam là sức khỏe và sinh hoạt con người. Biến đổi khí hậu khiến thiên tai thường xuyên hơn, nhiệt độ thay đổi bất thường nguy hại đến sức khỏe. Nhiệt độ tăng giảm bất thường giữa các mùa khiến gia tăng nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch. Cùng với đó, thiên tai ngập lụt, mưa lớn, hạn hán, … khiến các vi khuẩn gây hại thuận lợi phát triển. Sau thiên tai, cần đặc biệt đề phòng những bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, sốt do virut, sốt rét, … Theo thống kê, tỷ lệ tử vong gây nên do thời tiết cực đoan tại Việt đang xếp thứ 11 toàn thế giới, gây thiệt hại đến 0,6782% GDP của cả nước.

Xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam

Theo báo cáo của bộ Tài nguyên Môi trường, tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam ngày càng phức tạp, vượt qua nhiều mức kỷ lục ghi nhận trước đó. Nhiệt độ đang ngày càng tăng cao kéo theo nồng độ CO2 trông không khí cũng như mức độ ô nhiễm không khí tăng cao.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn biến ngày càng khó kiểm soát. Các chuyên gia nhận định, Việt Nam là quốc gia có ảnh hưởng ngày càng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Tình trạng triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp. Nhiệt độ trung bình được dự đoán có thể tăng khoảng 2 độ C trong năm 2050 và đến năm 2100, con số này sẽ là 3 độ C. Cùng với đó,đến năm 2100, mực nước biển trung bình sẽ tăng từ 40cm – 100cm.

Các chính sách và hoạt động để ứng phó với biến đổi khí hậu

Với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam,rất nhiều chính sách, biện pháp được đưa ra nhằm hạn chế những ảnh hưởng tới thiên nhiên.

hạn chế biến đổi khí hậu

  • Tối thiểu 90% các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội được phê duyệt phải có lồng ghép các giải phát về cải thiện các vấn đề về biến đổi khí hậu.
  • Nỗ lực cải thiện, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước. Mục tiêu phấn đấu giảm 2% – 4% hộ nghèo một năm.
  • Hoàn thành xây dựng những khu vực tránh bão, các khu neo đậu cho tàu thuyền an tâm ra khơi. 100% các thuyền đánh bắt xa bờ phải trang bị đầy đủ hệ thống loa đài nhận truyền tin.
  • Tích cực nâng cao mật độ che phủ rừng phòng hộ, rừng ngập mặn. Tăng diện tích che phủ tới 45% giúp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
  • Tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, tiến tới đảm bảo mọi người đều được sử dụng nguồn nước máy hợp vệ sinh.

Ngoài ra, Việt Nam tham gia nhiều hiệp ước, nghị quyết quan trọng, tham gia tích cực các hoạt động thế giới nhằm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam. Đến năm 2030, Việt Nam mong muốn giảm được 8% – 25% lượng khí nhà kính.

Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam đã gây nên những thiệt hại về sinh hoạt và kinh tế đất nước. Tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp cần đến sự chung tay cải thiện của cả một cộng đồng. Mọi nỗ lực dù nhỏ nhất mỗi ngày đều góp phần cải thiện môi trường và khí hậu cho tương lai.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bồn cầu không có nước? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bồn cầu không có nước là một vấn đề phổ biến, gây ra nhiều bất...

TOP 10+ Cách thông bồn rửa mặt HIỆU QUẢ, AN TOÀN 100%

Bồn rửa mặt bị tắc là tình trạng chung phổ biến thường hay gặp phải...

Cách bảo dưỡng, vệ sinh cống thoát nước tại nhà

Việc vệ sinh và bảo dưỡng cống thoát nước tại nhà không chỉ giúp duy...

Làm gì khi cống thoát nước bị nghẹt trong ngày mưa lớn?

Cống thoát nước nghẹt vào mùa mưa lớn là vấn đề không thể xem nhẹ,...

Câu hỏi thường gặp

Bao lâu thì nên hút bể phốt

Nếu hệ thống bể phốt được thiết kế, xây dựng đúng quy chuẩn, không vứt rác thải khó tiêu xuống bồn cầu hay bể phốt thì khoảng 15 năm bạn mới phải hút bể phốt. Nếu bể phốt thiết kế, xây dựng không đúng quy chuẩn và quá trình sử dụng có rác thải khó tiêu thì khoảng từ 1 đến 5 năm là bạn phải thực hiện hút bể phốt một lần.

Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối và tuỳ vào mức độ sử dụng. Khi thấy dấu hiệu tắc nghẽn hoặc nước trào ngược bạn nên nhờ đơn vị hút bể phốt uy tín để tư vấn và kiểm tra.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào hữu ích với khách hàng trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ hút bể phốt và lựa chọn cho mình một địa chỉ hút bể phốt Uy Tín tại Hà Nội.

Bất cứ khi nào cần tư vấn, hỗ trợ và sử dụng dịch vụ hút bể phốt, hãy liên hệ với Hưng Thịnh để được phục vụ tận tình 24/7 và hiệu quả nhất.

Hệ thống bể phốt bao gồm bể chứa, bể lắng, bể lọc, bể rút để chứa và phân huỷ chất thải. Theo đó, các vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất thải hữu cơ thành bùn để đưa ra ống thoát nước.

Các chất thải rắn không thể phân huỷ sẽ được tích trữ và dần dần làm đầy và tràn bể phốt gây ra mùi hôi làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nhiều trường hợp nước thải tràn ngược trở lại gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Vì thế, việc hút bể phốt là điều cần thiết phải làm định kỳ.

Để thông tắc chậu rửa mặt bằng móc quần áo thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 cái móc rồi uốn cái móc cho thẳng ra. Một đầu bạn uốn thành cái móc như hình dưới đây

Sau khi làm xong móc thì bạn bắt đầu cho xuống cống xem có móc được cái gì lên không nào.

Bạn vừa lôi lên được tóc cùng những rác thải mắc ở gần miệng ống. Chính nó là nguyên nhân làm tắc chậu rửa bát đó.

Tìm kiếm cửa hàng
Tìm thấy cửa hàng
Đang tải...