Quy trình chống thấm bể nước có vai trò quan trọng để bảo vệ cho bể nước an toàn, dùng được lâu dài, bền vững.
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng bị thấm bể nước ăn là gì?
Nguyên nhân gây ra hiện tượng bị thấm bể nước ăn có thể xuất phát từ một trong những lý do sau:
- Do bể đang có tình trạng nứt kẽ, khi vào mùa mưa thì nước ngầm cùng muối hòa dần, ngấm vào tận bể nước. Từ đó, gây ra hư hại đến kết cấu.
- Do vật liệu thi công xây dựng bể nước không chuẩn, kém chất lượng nên không có khả năng ngăn thấm nước.
- Do bể nước có kết cấu thi công chưa chắc chắn. Vì thế, vô tình tạo ra những khe hở làm cho nước bị ngấm vào bể.
Việc chống thấm bể nước ăn có khó không?
Việc chống thấm bể nước là một trong những điều kiện để giúp bể nước luôn sạch, an toàn, giúp có lợi cho môi trường và đảm bảo sức khỏe cho con người khi dùng nguồn nước tại đây thường xuyên.
Thật ra, cách chống thấm sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Bạn chỉ việc khóa nước, xả van ở đáy bể hay dùng bơm nhằm hút hết nước ở trong bể ra. Sau đó, đánh dấu các vị trí bị ngấm nước rồi thực hiện những bước thi công để chống thấm hiệu quả.
Những cách chống thấm bể nước ăn tốt nhất hiện nay
Hiện nay trên thực tế, có rất nhiều cách chống thấm bể nước ăn cực tốt và hiệu quả. Cụ thể là:
Công nghệ chống thấm bằng Sika Top Seal 107
Chống thấm nước nhờ hoạt chất Sika top Seal 107 chính là cách đem lại hiệu quả nhằm xử lý việc rò rỉ, nứt vỡ kết cấu tốt hơn cũng như khiến liên kết giữa bê tông cũ và mới thêm thuận lợi, chắc chắn hơn.
Sika top Seal 107 khi ứng dụng thi công rất dễ, đơn giản cũng như an toàn cho người dùng. Mà hơn cả, chi phí bỏ ra không quá lớn, thời gian thực hiện lại khá ngắn.
Cách tiến hành chống thấm bằng Sika Top Seal 107 như sau:
- Bước 1: Làm sạch bể mặt thi công chống thấm
Loại bỏ được những tạp chất, những mảng vữa ở bề mặt thi công, vệ sinh môi trường cho thật sạch. Trong trường hợp bề mặt có các lỗ trống trên tường thì bạn cần sử dụng loại Sika Grout 214-11 để có thể trám lại.
Hãy đảm bảo rằng bề mặt của nó được bằng phẳng, không có bất kỳ khu vực nào có hiện tượng đọng nước hay lồi lõm nổi lên.
- Bước 2: Thực hiện thi công chống thấm
Tiến hành trộn Sika Top Seal 107 theo tỷ lệ 1:4 (1 lít sika nước ứng với 4 cân sika dạng bột). Sau đó, dùng chổi lăn để trát hỗn hợp lên bề mặt bê tông.
Lưu ý: Hãy quét lớp sơn đầu khi bê tông còn ẩm và lần 2 sau lầm đầu khoảng 4-8 tiếng. Ngay khi đã thi công xong, bạn cần xem xét kỹ lưỡng xem còn hiện tượng rò rỉ nào không. Nếu còn thì tiếp tục lăn chống thấm lần 3.
Thực hiện việc chống thấm nước bằng Epoxy
Việc chống thấm nhờ Epoxy chính là cách được nhiều chủ xây dựng chọn lựa vì:
- Mang khả năng chống thấm hoàn hảo.
- Mang tính thẩm mỹ cực cao.
- Tiết kiệm tốt lớp sơn phủ lỏng bể hay lớp gạch men
- Hoàn toàn an toàn cho sức khỏe con người.
Các bước chống thấm bằng Epoxy là:
- Khi bê tông đổ được hai tuần thì tiến hành vệ sinh cho thật sạch sẽ. Sau đó, hãy xả nhám và trám vá các bề mặt thành bể, lòng bể nếu xuất hiện tình trạng bị lõm ở các vị trí khác.
- Hãy dùng con lăn chuyên dụng nhằm mục đích lăn được đồng đều lớp lót Epoxy lên trên bề mặt thi công. Bạn cần lưu ý dùng Epoxy dạng gốc dung môi, đừng dùng Epoxy nước.
- Tiến hành sơn Epoxy để chống thấm, phủ hai lớp (Hãy chọn loại xanh lam).
Sử dụng vật liệu chống thấm Maxka để chống thấm cho bể nước
Maxka được biết tới là vật liệu chống thấm mang khả năng thấm nhanh, tạo ra màng liên kết ngăn lại, không cho nước thấm qua.
Các bước chống thấm theo phương pháp này như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Bạn cần tiến hành làm sạch các bề mặt bằng việc dùng vòi áp lực cao để phun nước với mục đích làm trôi hoàn toàn dầu, bụi, axit….Cần chắc chắn rằng không có bất cứ tạp chất nào bị sót lại vì như thế sẽ ảnh hưởng tới độ dính của vật liệu khi thi công.
- Bước 2: Làm lớp lót trước khi tạo màng
+ Hãy láng màng phủ lên nền của bê tông, tận dụng lúc nó còn ẩm thì tô phủ cho vữa chống thấm maxka lên bê tông 2 lớp, mỗi lớp dày chừng 2 mm. Khi đã hoàn thành chừng 12 tiếng thì bạn cần bảo dưỡng các mặt thi công bằng nước.
- Bước 3: Tạo màng chống thấm hoàn hảo
Khi đã hoàn tất việc thi công lớp bê tông cốt thép cũng như đóng xong lớp lót chống thấm, bạn cần bắt tay vào thực hiện thi công lớp màng phủ chống thấm để ngăn nước thấm ngược từ nền đất lên cũng như từ bể thấm ra bên ngoài.
Cuối cùng, tô phủ lớp hai sau khi nhận thấy lớp đầu đã khô rồi mới phủ lớp vữa bảo vệ sao cho thật nhão, dày chừng 10 mm.
Sau khi đã hoàn tất việc thi công chừng 12 tiếng, hãy dưỡng bề mặt thi công bằng nước.
Chống thấm bể nước nhờ màng khò nóng hay màng dán lạnh
Màng khó nóng hay dán lạnh chính là những vật liệu thi công rất phổ biến trong việc chống thấm. Nhờ vậy, đem tới hiệu quả ngăn nước tương đối cao. Những bước chống thấm bằng phương pháp này như sau:
– Bước 1: Trát lớp tạo dính lên bề mặt thi công.
– Bước 2: Thực hiện dán màng chống thấm.
– Bước 3: Tiến hành khò nóng hay dán lạnh màng chống thấm.
– Bước 4: Kiểm tra bề mặt sau khi thi công và tiến hành nghiệm thu.
Chống thấm bê tông bằng những vật liệu có nguồn gốc xi măng
Thực tế hiện nay, có rất nhiều gia đình ở khu vực thành thị nhận làm bể nước dưới dạng ngầm nhằm tiết kiệm diện tích nhất.
Một số vật liệu chống thấm như: Quicseal 104, Quicseal 144…mang chất lượng rất tốt để chống thấm hiệu quả.
Quy trình chống thấm bê tông với vật liệu này như sau:
- Tiến hành bo góc tường và bão hòa nước
Công đoạn bão hòa nước rất quan trọng trước khi bạn bắt tay vào việc thi công trát những vật liệu gốc xi măng. Nhờ đó, sàn bê tông sẽ không dễ bị háo nước cũng như sẽ không làm tác động tới việc thấm sâu vào trong thân của bê tông. Tiếp theo, bạn cần bo góc chân tường nhờ xi măng cát vàng kèm Sika latex/ latex TH rồi mới trát thêm lớp chống thấm mỏng.
Hãy tiếp tục dán lưới thủy tinh bo góc với bề rộng chừng 10 cm tới 15 cm.
Bạn hãy thi công chừng 2-3 lớp chống thấm nhằm bảo đảm cho bề mặt được kín kẽ. Sau đó, tạo lớp chống thấm từ trên xuống sao cho vuông khóc. Sau khi lớp này khô khoảng 24 giờ thì tiến hành quét lớp tiếp theo, với độ dày khoảng 1 mm, vật liệu nặng 1-2 kg. Cách tốt nhất là lên vận động đông người cùng bắt tay vào thi công nhằm giúp cho bề mặt được đông cứng cùng lúc.
Ngay khi sơn hoàn thiện thì hãy phủ lớp vữa bảo vệ gồm cát kèm xi măng lên đều bề mặt chống thấm.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Quy trình chống thấm bể nước Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này.
Tìm hiểu: 4 Lưu ý quan trọng khi thiết kế bể nước ngầm mà bạn cần biết
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.