Hiện nay, tại các hộ gia đình hay khu chung cư, bể nước ngầm là công trình quan trọng không thể thiếu. Nó đóng vai trò là nơi dự trữ và cung cấp nước sạch, phục vụ quá trình sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Vậy, bể nước ngầm có cấu tạo như thế nào? Giá xây bể nước ngầm bao nhiêu? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
Cấu tạo bể nước ngầm
Đọc thêm: Bể nước ngầm nên đặt ở trong nhà hay trước nhà thì tốt nhất
Hiện nay bể nước ngầm được xây dựng ở trong công trình hoặc dưới đất với cấu tạo như sau:
- Đáy bể làm từ bê thông cốt thép với độ dày trên 100mm
- Tường bể xây bằng gạch và xi măng nguyên chất
- Nắp bể đúc từ tấm đan bê tông với độ dày 50mm
- Gạch xây bể: Thông thường là gạch đặc mác 75, trước khi xây cần ngâm gạch kỹ để đảm bảo độ thấm nước
- Yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng bể nước ngầm là khả năng chống thấm của bể.
Giá xây bể nước ngầm là bao nhiêu?
Giá xây bể nước ngầm bao nhiêu là thắc mắc chung của đông đảo khách hàng hiện nay. Đơn giá này được áp dụng như sau:
- Với nhà phố – Nhà biệt thự liền kề: giá xây bể nước ngầm trên 2.950.000 đồng/ m2
- Với biệt thự – văn phòng: giá xây bể nước ngầm trên 3.150.000 đồng/m2.
Lưu ý:
- Giá xây dựng bể nước ngầm phần thô: Đơn giá này áp dụng cho những hộ gia đình với tổng diện tích sàn trên 300/m2. Với những khu vực nhà ở trong hẻm sâu, xe khó di chuyển vào, đơn giá sẽ cao hơn.
- Mức giá trên chưa bao gồm phần gia cố nền móng, chi phí khảo sát trắc địa, chi phí lắp đặt đồng hồ cấp điện,….
Cách xây bể nước ngầm đơn giản giá rẻ bằng gạch thường
Để xây dựng bể nước ngầm phải sử dụng gạch đặc mác 75, trong khi đó vữa xi măng phải đạt mác 50 – 75. Trước khi xây dựng cần ngâm gạch kỹ tránh việc giãn nở trong quá trình thi công.
Tùy thuộc vào thể tích bể chứa mà chiều dày tường bể sẽ có sự chênh lệch. Nắp bể cần làm từ tấm đan bê tông cốt thép để đảm bảo sự chắc chắn.
Thành bể cần trát vữa chi măng với độ dày 15, mác 50. Khi xây dựng cần thiết kế đáy bể dốc về phóa rốn, kích thước tối thiểu của bể nước ngầm phải đạt 250´250.
Bể chứa nước trên mái xây bằng gạch đặc hoặc đổ bê tông
Tương tự, khi xây bể chứa trên mái cần phải dùng gạch đặc mác 75, vữa xi măng mác 50 – 75. Xây dựng theo kiểu chữ công, gạch no vữa. Đáy đổ bê tông cốt thép tại chỗ và cách mái sàn 300-400 nhằm hạn chế việc nước thấm từ bể. Nắp bể làm bằng tấm bê tông, kích thước tối thiểu là 500×500.
Trành bể phải trát vữa xi măng mác 50 với độ dày tối thieur 15. Đáy bể thiết kế dốc về phía rốn với kích thước tối thiểu là 250×250.
Bể phốt được đặt dưới phòng vệ sinh
Bể phốt nếu được bố trí dướng phòng vệ sinh thì phải sử dụng loại gạch xây mác 75, trát vữa mác 50 – 70. Khi xây phải ngâm gạch kỹ. Đáy bể làm bằng gạch mác 75, nắp bể làm bằng tấm đan bê tông cốt thép hoặc có thể được đổ tại chỗ rồi sử dujg nhựa đường bít khe hở.
Thành bể trát vữa xi măng dày 15, mác 50. Đáy bể thiết kế dốc về phía rốn bể với kích thước tối thiểu đạt 250×250.
Cách tính dung tích khối bể phốt
Dung tích khối của bể phốt được tính bằng công thức sau:
Dung tích khối = ngăn chứa + ngăn lắng. (W = W1 + W2).
Trong đó: W1 = 90.N.n (m3)
W2 = N.30 lít = N.0,030 (m3)
– W1: dung tích phần chứa nước (m3)
– W2: dung tích phần chứa bùn của N người trong 3 tháng.
– 0,030 (m3) là dung tích bùn của 1 người trong 3 tháng.
– 90 là tiêu chuẩn dùng nước của một người.
– N là số người sử dụng.
– n là số ngày để nước dừng lại trong bể.
Đối với bể phốt tự hoại
Dung tích khối của bể = ngăn chứa + ngăn lắng. Công thức này tính với số lượng người dùng tiêu chuẩn là dưới 6 người. 6 x 0,250 m3 = 1,500 m3
Nếu trên 6 người thì:
- Người thứ 7-50: lấy 0,200 m3/người.
- Người thứ 51 trở lên: lấy 0,160 m3/người.
Lưu ý về kỹ thuật khi xây bể nước ngầm
Khi xây dựng bể nước ngầm, để đảm bảo chất lượng nước sạch và an toàn nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bể nước ngầm không được rò rỉ
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, khi thiết kế, xây dựng bể nước ngầm tuyệt đối không sử dụng gạch lỗ rỗng, phải dùng gạch đặc, điều này đảm bảo bể nước không bị rò rỉ ra bên ngoài.
Đặc biệt, gạch trước khi xây cần ngâm nước. Nên xây và trát bằng vữa xi măng. Cần thử chất lượng cũng như độ thấm của bể trước khi tiến hành dự trữ nước. Nếu phát hiện ra sự cố rò rỉ cần khắc phục nhanh chóng.
Tránh xa bể phốt
Hiện nay, không ít gia đình phải lựa chọn đặt bể nước ngầm và bể phốt gần nhau vì diện tích hạn hẹp. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép thì nên tách riêng hai loại bể này. Bởi nếu trường hợp bể phốt rò rỉ sẽ là chất lượng bể nước ngầm bị ảnh hưởng.
Thể tích kích thước bể nước ngầm
Một trong những lưu ý quan trọng khi xây dựng bể nước ngầm là kiểm tra kích thước, thể tích của bể. Với những gia đình có số lượng thành viên từ 3 – 5 người thì thể tích bể phù hợp là 2 – 3m3.
Với những gia đình đông người hoặc có nhu cầu sử dụng nước lớn thì nên xây dựng bể nước ngầm thể tích lớn để đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho gia đình.
Lưu ý tới hệ thống cấp thoát nước
Để đảm bảo độ an toàn và độ vững thì nên sử dụng ống nhựa PVC để làm đường ống thoát nước cho bể nước ngầm. Các loại ống này bền, nhẹ và kín, giúp việc thi công dễ dàng.
Tuy nhiên, trước khi lựa chọn cần cân nhắc kỹ để tránh mua phải các loại ống kém chất lượng, dễ bị nứt vỡ.
Hi vọng những thông tin về giá xây bể nước ngầm cũng như cách thi công bể đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công trình xây dựng này. Ngoài ra trong quá trình thi công đừng quên một số lưu ý trên để bể nước ngầm đảm bảo an toàn và đạt chuẩn nhé.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.