Có thể thấy, tài nguyên nước sạch ngày càng cạn kiệt trong khi lượng nước thải ô nhiễm lại ngày càng tăng cao. Điều này gây áp lực lên hệ thống xử lý nước thải và đòi hỏi cần có những phương pháp xử lý hiệu quả nhất. Hiện nay, các nhà máy xử lý nước thải được xây dựng rất lớn nhằm đáp ứng tối đa khả năng xử lý nước thải. Tuy nhiên, mùi trong hệ thống xử lý nước thải lại là vấn đề khiến nhiều chuyên gia đau đầu. Trong bài viết sau đây chúng tôi chia sẻ đến bạn một số thông tin và cách xử lý mùi hôi của nước thải hiệu quả nhất.
Xem thêm: Thông tắc cống, bồn cầu tại Hà Nội giá từ 50K – Hút bể phốt
Nguyên nhân hệ thống xử lý nước thải xuất hiện mùi
Mùi hôi thường xuất phát từ chính nước thải sinh hoạt. Có nhiều nguyên nhân khiến mùi hôi xuất hiện, nhưng phải kể đến là sự phát sinh mùi từ rác rưởi, thực phẩm lâu ngày hay vi sinh vật chết.
Ngoài ra, đường công dùng lâu ngày không được nạo vét, vệ sinh sẽ dẫn tới sự tích tụ của bùn đất, chất thải, ứ đọng nhiều chất bốc mùi gây nên sự khó chịu. Ngoài ra, nước trong hố ga quá ít, ít hơn cả mức trung bình sẽ không đủ để giúp vi sinh vật trong hệ thống nước thải hoạt động. Vi sinh vật khi không có đủ nước thải, chất thải để hấp thụ sẽ chết dần và làm mùi hôi xuất hiện.
Khi mùi hôi có sẵn trong nước thải sẽ tạo thành mùi hôi khó chịu trong hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, mùi hôi cũng có thể xuất phát từ bể điều hòa. Nếu lượng khí vào trong không đủ, quá trình kỵ khí sẽ diễn ra tạo nên các khí như H2S, CH4 và gây mùi khó chịu. Bên cạnh đó, khu vực gây mùi cho hệ thống xử lý nước thải cũng có thể là cụm bể sinh học. Nếu bùn chết, các chất bẩn tích tụ nhiều, lâu ngày sẽ khiến vi sinh chết và làm mùi hôi lan tỏa. Đặc biệt, mùi cũng có thể xuất hiện từ những hóa chất đang sử dụng, từ điều kiện thời tiết xung quanh,….
Ảnh hưởng của mùi hôi nước thải
Nước thải có mùi hôi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hiện tượng ô nhiễm môi trường nước và không khí hiện nay. Con người khi sống trong môi trường ô nhiễm quá lâu, thường xuyên phải ngửi những mùi hôi thối sẽ khiến chức năng của các cơ quan như phổi bị ảnh hưởng, gây nên nhiều loại bệnh hô hấp và bệnh có liên quan khác, làm ảnh hưởng đến bầu không khí sinh hoạt hàng ngày, gây khó chịu trong chính môi trường sống.
Đặc biệt, mùi hôi từ nước thải sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy. Nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những người trực tiếp xử lý nước thải và cả khu vực dân cư sinh sống xung quanh. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống xử lý nước thải đang có vấn đề và nước thải sau khi xử lý sẽ không đạt chất lượng tốt nhất.
Cách xử lý mùi hôi nước thải hiệu quả và đơn giản nhất
Có rất nhiều cách để xử lý mùi hôi nước thải sinh hoạt trong đường cống tắc. Bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây.
Sử dụng nước nóng
Đây là phương pháp vô cùng đơn giản, hiệu quả và rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần lấy nước nóng rồi đổ chúng vào khu vực cống nước thải. Nhiệt độ từ nước nóng sẽ làm trôi cặn bẩn và vi khuẩn gây mùi khó chịu tồn đọng trong đường cống. Tuy cách thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất cao, vi khuẩn thường sẽ không sống được và mùi hôi sẽ dần mất theo.
Sử dụng bột thông cống chuyên dùng
Một trong những cách hiệu quả hàng đầu, tiện lợi, nhanh chóng và được nhiều người áp dụng hiện nay là dùng bột thông cống chuyên dụng. Bột thông cống là một loại hóa chất có khả năng khơi thông đường cống đang tắc rất tốt. Đặc biệt, nó còn giúp khử khuẩn, ngăn mùi hôi từ nước thải trong đường cống.
Bạn chỉ cần đổ một lượng bột phù hợp vào đường cống có mùi hôi. Sau đó đợi vài giờ hoặc để qua đêm rồi dùng nước sạch dội trôi chất bẩn đi là được. Khi cặn bẩn không còn bám dính và đường cống được khơi thông thì mùi hôi cũng sẽ biến mất nhanh chóng.
Sử dụng dung dịch baking soda và nước chanh
Baking soda vẫn luôn được biết đến là một chất giúp làm sạch nhiều loại vết bẩn, mảng bám và cả mùi hôi vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, chanh cũng có nhiều thành phần axit có thể xử lý được nhiều loại vi khuẩn cứng đầu. Khi kết hợp chanh và baking soda sẽ giúp tạo nên hỗn hợp xử lý mùi hôi, diệt khuẩn rất hiệu quả.
Để thực hiện, bạn trộn 1 lượng vừa đủ baking soda với nước cốt chanh. Sau đó, đổ hỗn hợp này vào đường cống nước thải và đợi khoảng vài tiếng hoặc để qua đêm. Hỗn hợp này sẽ giúp các cặn bẩn đang ứ đọng tan ra và mùi hôi cũng biến mất nhanh chóng. Sau cùng bạn chỉ cần dùng nước sạch xả hết cặn bẩn trong cống đi là được.
Dùng chế phẩm sinh học EM
Chế phẩm sinh học EM hay chế phẩm Emzeo là một trong những chế phẩm sinh học khử mùi, phân hủy chất thải hữu cơ rất được ưa chuộng sử dụng hiện nay.
Chế phẩm chứa lượng lớn vi sinh vật đặc chủng như actobacillus, Bacillus, Nấm men,… có khả năng khử mùi hôi chất thải nhanh chóng, hiệu quả. Emzeo còn giúp thúc đẩy quá trình ức chế hình thành vi khuẩn gây mùi hôi xuất hiện từ rác thải.
Để sử dụng, cần thực hiện đúng như hướng dẫn trên bao bì. Với nước thải sinh hoạt, bạn đổ trực tiếp chế phẩm vào đường cống đang có mùi và đợi vài giờ. Sau đó mùi hôi sẽ biến mất.
Giải pháp xử lý mùi hôi hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Để xử lý mùi trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, bệnh viện hay nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, bạn có thể ứng dụng những cách sau đây.
Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải ozone
Đây được coi là công nghệ xử lý mùi nước thải đơn giản và đáng tin cậy nhất. Rất nhiều nhà máy chọn cách bịt kín nguồn gây phát sinh mùi hôi nhưng vẫn làm mùi hôi phát tán. Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ xử lý nước thải ozone thì khả năng khử mùi lại tốt hơn.
Ozone là một chất oxy hóa khử mạnh, có khả năng khử được hơn 1000 hợp chất gây mùi khác nhau. Mô hình xử lý mùi hôi nước thải bằng ozone sẽ giúp tạo ra khí Ozone nồng độ cao giúp phân hủy mùi, diệt khuẩn trong đường ống hiệu quả. Ưu điểm của máy Ozone công nghiệp Dr.Ozone Model DK là:
- Tạo ra ozone hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên
- Không cần bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành đơn giản
- Dễ tích hợp với hệ thống mới hoặc cải tạo hệ thống xử lý mùi
- Khả năng khử mùi cao
- Ozone sau phản ứng sẽ được chuyển hóa thành oxy sạch
Ứng dụng Dr.Air UV trong xử lý mùi hệ thống xử lý nước thải
Dr.Air UV là hệ thống xử lý khí thải công nghiệp ứng dụng công nghệ ánh sáng UV 185mm (có ozone) – 254mm (không ozone) năng lượng lớn cho hiệu quả xử lý mùi hôi lên tới 90%. Ưu điểm của công nghệ này phải kể đến như:
- Dễ lắp đặt và tích hợp với hệ thống xử lý nước thải
- Kết cấu dạng Module nên rất tiện lợi nếu cần nâng cấp hệ thống
- Dễ dàng thay thế hay bảo trì
- Hiệu quả xử lý mùi lên tới 90% khi kết hợp cùng những phương pháp xử lý mùi hôi khác
- Dễ dàng vận hành, không đòi hỏi cao về kỹ thuật
Quy trình vận hành xử lý mùi hôi trạm nước thải như sau:
- Mùi hôi sẽ được phân hủy bằng ánh sáng UV-C cường độ cao, giúp vô hiệu hóa vi khuẩn và phân hủy mùi hôi nước thải
- Ozone (O3) sẽ phản ứng mạnh với những hợp chất hữu cơ bay hơi trong khí thải
- Với phiên bản nâng cao, Dr.Air UV còn tích hợp màng lọc TiO2 để nâng cao quá trình xử lý mùi khí thải công nghiệp hoặc loại bỏ phản ứng, trơ với ozone. Máy có thể xử lý lượng khí thải ở mức 1000 – 150.000m3/h.
Tháp rửa khí hoặc tháp hấp thụ/hấp phụ
Tháp rửa còn gọi là tháp hấp thụ/tháp hấp phụ than hoạt tính – là một trong những công nghệ được ứng dụng phổ biến và dễ gặp trong xử lý mùi hôi hệ thống nước thải hiện nay. Công nghệ này được ưa chuộng và phổ biến bởi khả năng lắp đặt linh hoạt, đơn giản, có thể xử lý đa số chất ô nhiễm đã hòa tan trong nước hoặc hấp thụ bằng than hoạt tính carbon. Trong máy lọc không khí ướt, các chất gây ô nhiễm được hòa tan từ pha hơi thành dung dịch hóa chất dạng nước. Cơ chế loại bỏ hoàn toàn là hóa học, không bị xáo trộn như các quá trình sinh học và sự cân bằng hóa học luôn được duy trì tự động.
Ưu điểm hàng đầu của hệ thống chà ướt là độ tin cậy, tính linh hoạt được cung cấp bởi việc dùng hóa chất và phản ứng hóa học. Tuy nhiên, công nghệ này khó ở chỗ cần giảm thiểu việc dùng hóa chất và chi phí vận hành. Trong hệ thống này, natri hydroxit và natri hypoclorit được dùng trong dung dịch hóa chất tuần hoàn. Natri hydroxit là chất oxy hóa mạnh, dễ phản ứng cùng sulfua khi hòa tan bằng natri hydroxit nên chất này được thêm vào với lượng đầy đầy đủ để oxy hóa hydro sunfua và duy trì một lượng dư để xử lý các hợp chất mùi khác.
Hấp phụ cacbon
Trong hệ thống xử lý mùi hôi nước thải bằng phương pháp hấp phụ, không khí sẽ đi qua lớp chất hấp phụ và các hợp chất gây mùi bị hút và bám vào bề mặt của chất hấp phụ. Công nghệ này được đánh giá cao bởi sự đơn giản trong kiểm soát mùi và có thể áp dụng với nhiều loại hợp chất, mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý mùi hôi trong hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống hấp phụ cacbon sẽ loại bỏ Hydro sunfua và các hợp chất gốc lưu huỳnh liên quan.
Công nghệ pha lỏng
Đây là công nghệ liên quan đến xử lý dòng nước thải giúp kiểm soát việc thải ra mùi và các hợp chất ăn mòn từ dòng chảy. Đa phần các công nghệ lỏng sẽ liên quan đến việc bổ sung hóa chất vào nước thải giúp kiểm soát sự hình thành hợp chất có mùi hoặc phản ứng với hợp chất đó khi chúng hình thành. Công nghệ này được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống thống thu gom nước thải giúp kiểm soát hạ nguồn tại những công trình đầu mối của nhà máy.
Với công nghệ này, hydro sunfua sẽ bị ngăn không cho thoát khỏi chất lỏng thành hơi. Công nghệ pha lỏng sẽ giúp cung cấp khả năng kiểm soát mùi tại nhiều điểm như hố ga, van xả, trạm bơm.
Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học được ứng dụng nhiều trong xử lý những chất gây ô nhiễm có thể phân hủy sinh học, hòa tan trong nước. Bộ lọc sinh học rất hiệu quả trong việc loại bỏ các hợp chất có mùi gốc lưu huỳnh như hydro sunfua, sunfua hữu cơ và mercaptan, nhưng không hiệu quả với các hợp chất gốc nitơ như amoniac và amin.
Trên đây là một số cách xử lý mùi hôi của nước thải và mùi hôi trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.