Bồn cầu là nơi dễ tích tụ vi khuẩn, mùi hôi và cặn bẩn nếu không được vệ sinh đúng cách. Việc vệ sinh bồn cầu không chỉ giúp giữ gìn không gian sống sạch sẽ mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm sạch bồn cầu hiệu quả, tiết kiệm thời gian và an toàn với môi trường. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các cách vệ sinh bồn cầu đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà.
Tại sao cần vệ sinh bồn cầu thường xuyên?
Bồn cầu là nơi dễ tích tụ vi khuẩn gây hại nếu không được vệ sinh định kỳ. Việc thực hiện đúng cách vệ sinh bồn cầu không chỉ giúp duy trì không gian sống sạch sẽ mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
- Bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình: Bồn cầu là ổ chứa của nhiều vi khuẩn như E.Coli, Streptococcus, Bacteroidaceae, Salmonella,… Những loại vi khuẩn này nếu tiếp xúc trực tiếp có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp và da liễu. Vì vậy, vệ sinh bồn cầu mỗi ngày là cách đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật.
- Duy trì sự sạch sẽ, khử mùi hiệu quả: Khi bồn cầu bị bẩn, vi khuẩn sẽ phân hủy chất hữu cơ và phát sinh mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến toàn bộ nhà vệ sinh và thậm chí lan sang các khu vực lân cận. Làm sạch định kỳ sẽ giúp giữ cho không gian luôn thơm mát, dễ chịu.
- Gia tăng độ bền và tính thẩm mỹ: Việc vệ sinh thường xuyên giúp loại bỏ các mảng bám, vết ố vàng và cặn bẩn tích tụ lâu ngày – những yếu tố khiến bồn cầu xuống cấp nhanh chóng. Nhờ đó, thiết bị được giữ gìn bền đẹp theo thời gian, tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay mới.
Hướng dẫn cách vệ sinh bồn cầu từ trong ra ngoài sạch sẽ, diệt khuẩn tốt
Để bồn cầu luôn sạch sẽ và diệt khuẩn tốt, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất tẩy rửa
Trước khi bắt tay vào vệ sinh bồn cầu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như sau:
- Chất tẩy rửa: Nên chọn loại nước tẩy bồn cầu có khả năng diệt khuẩn cao (như Vim, Duck, Gift, hoặc nước javel pha loãng) hay giấm trắng và baking soda (nếu muốn dùng cách tự nhiên).
- Găng tay cao su, khẩu trang.
- Bàn chải chuyên dụng cho bồn cầu: loại có đầu cong, dễ làm sạch mép và đáy bồn.
- Nước, khăn lau
Cách vệ sinh bồn cầu từ bên ngoài
Đảm bảo bạn đã đeo găng tay và khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn.
- Bước 1: Xịt dung dịch tẩy rửa lên khắp bên ngoài của bồn cầu, bề mặt nắp két nước, nắp bồn cầu, bệ ngồi… đảm bảo phủ đều mọi chỗ.
- Bước 2: Dùng khăn hoặc bọt biển lau kỹ lần lượt từ nắp két nước → nắp bồn cầu → thân bồn cầu → tay xả nước → chân bồn cầu. Với những góc khuất, khe hẹp, bạn có thể dùng bàn chải nhỏ để chà. Đừng quên lau phía sau bồn cầu và chân bồn – nơi thường bị bỏ quên.
- Bước 3: Dùng nước xả hết toàn bộ dung dịch tẩy rửa và dùng khăn sạch lau lại toàn bộ bề mặt để loại bỏ chất tẩy còn dư.
- Bước 4: Hãy lau phần sàn nhà xung quanh chân đế để tránh tình trạng trơn trượt.

Nếu bạn không muốn sử dụng dung dịch tẩy rửa thì bạn có thể sử dụng giấm pha với nước theo tỉ lệ bằng nhau. Sau đó xịt khắp dung dịch này lên bề mặt bên ngoài bồn cầu. Đợi khoảng 2 – 5 phút cho dung dịch tiêu diệt vi khuẩn rồi hãy lau sạch bằng khăn ẩm.
Vì giấm có tính axit tự nhiên nên có khả năng diệt vi khuẩn và nấm mốc rất hiệu quả.
Cách vệ sinh bồn cầu từ bên trong
Lòng bồn cầu là nơi tích tụ nhiều mảng bám và vi khuẩn gây bệnh nên bạn cần vệ sinh thật kỹ để làm sạch hoàn toàn.
- Bước 1: Đổ chất tẩy rửa chuyên dụng vào lòng bồn cầu, đặc biệt là dưới cành và miệng bồn cầu – nơi vi khuẩn thường tích tụ. Hãy ưu tiên chọn loại dung dịch có độ bám dính cao, tránh các sản phẩm dễ bay hơi. Đảm bảo lượng chất tẩy đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt bên trong.
- Bước 2: Chờ khoảng 5 – 10 phút để dung dịch tẩy rửa phát huy hết tác dụng diệt khuẩn và làm mềm vết bẩn.
- Bước 3: Dùng bàn chải chuyên dụng chà kỹ bên trong bồn cầu. Tập trung chà mạnh ở những vùng có vết bẩn, mảng bám. Tiếp tục cọ rửa đến khi các bề mặt trở nên sạch bóng.
- Bước 4: Xả nước từ 1–2 lần để rửa trôi hoàn toàn chất tẩy và bụi bẩn. Để bồn cầu luôn có mùi dễ chịu, bạn có thể đặt viên thả khử mùi hoặc lọ tinh dầu vào két nước trước khi xả – mỗi lần xả sẽ giúp lan tỏa hương thơm nhẹ nhàng.
Bạn cũng có thể thay thế dung dịch tẩy rửa bằng baking soda để vệ sinh bồn cầu. Bạn chỉ cần rắc đều bột baking soda xung quanh lòng bồn cầu. Đợi 5 phút cho baking soda tiếp xúc với bồn cầu. Sau đó dùng bàn chải cọ sạch vết bẩn. Cuối cùng xả nước để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn và baking soda.
Cách vệ sinh bồn chứa nước xả
Mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với chất thải nhưng sau một thời gian sử dụng, bể chứa nước xả vẫn có thể xuất hiện các mảng bám hữu cơ. Đây là hiện tượng phổ biến do cặn bẩn và tạp chất trong nước tích tụ dần theo thời gian.
Để vệ sinh két nước bồn cầu hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau:
Trước tiên, hãy xả hết nước trong bể ra ngoài và khóa phao để ngăn nước mới chảy vào. Sau đó, dùng bàn chải chà kỹ bên trong lòng bồn để loại bỏ cặn bám. Khi bồn đã được làm sạch sơ bộ, đổ nước sạch vào đầy bể và cho thêm khoảng 2 chén giấm trắng. Giấm sẽ giúp làm sạch sâu và khử mùi hôi hiệu quả, mang lại bể nước sạch sẽ và không còn mùi khó chịu.

Một số lưu ý khi vệ sinh bồn cầu
Một số lưu ý quan trọng khi vệ sinh bồn cầu để đảm bảo sạch sẽ, an toàn và hiệu quả tối đa:
- Luôn đeo găng tay cao su: Bồn cầu chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Đeo găng tay giúp bảo vệ da tay khỏi vi khuẩn và hóa chất tẩy rửa mạnh.
- Sử dụng đúng dung dịch tẩy rửa: Nên dùng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng như Vim, Duck, Gift, hoặc Javen. Không trộn các hóa chất với nhau (ví dụ: giấm + nước Javen) vì có thể tạo ra khí độc gây hại cho sức khỏe.
- Ưu tiên vệ sinh khu vực dưới vành bồn cầu: Đây là nơi dễ tích tụ cặn bẩn và vi khuẩn nhưng thường bị bỏ sót. Hãy dùng bàn chải có đầu cong để làm sạch kỹ khu vực này.
- Xả nước sau mỗi bước làm sạch: Giúp cuốn trôi chất tẩy, mảng bám và vi khuẩn, đồng thời giúp kiểm tra hiệu quả sau khi cọ rửa.
- Không quên vệ sinh bề mặt bên ngoài: Lau kỹ tay cầm xả nước, nắp, thân và chân bồn cầu vì đây là nơi thường xuyên tiếp xúc và dễ bám bụi, vi khuẩn.
- Lau khô sau khi vệ sinh: Dùng khăn sạch để lau khô bề mặt giúp hạn chế ẩm mốc, nước đọng và giữ cho bồn cầu luôn sáng bóng.
- Vệ sinh định kỳ 2–3 lần/tuần: Đừng đợi đến khi bồn cầu bẩn mới làm sạch. Vệ sinh định kỳ giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và duy trì vệ sinh lâu dài.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết vệ sinh bồn cầu mà Hưng thịnh muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với cách trên bồn cầu nhà bạn luôn sạch sẽ, thơm tho và sáng bóng như mới.

Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.