Trang chủ | Hướng dẫn phân loại và xử lý chất thải lây nhiễm đúng cách

Hướng dẫn phân loại và xử lý chất thải lây nhiễm đúng cách

By Hưng Thịnh | Updated on 07/05/2024

Việc phân loại và xử lý rác thải là việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại và xử lý chất thải lây nhiễm đúng cách và hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chất thải y tế là gì?

“Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế” – Theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT – Quy định về quản lý chất thải y tế được Bộ Y tế – Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 31/12/2015.

Chất thải y tế thông thường

Chất thải y tế thông thường bao gồm:

  • Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
  • Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
  • Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.

Chất thải lây nhiễm

Chất thải lây nhiễm

  • Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
  • Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
  • Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
  • Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.

 Chất thải nguy hại không lây nhiễm

  • Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
  • Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;
  • Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;
  • Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
  • Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT).

Nước thải y tế

Nước thải y tế là dung dịch được thải từ các cơ sở khám, chữa bệnh.

Các nguyên tắc cơ bản của phân loại chất thải y tế

phân loại chất thải y tế

Việc phân loại chất thải y tế được dựa trên 3 nguyên tắc sau:

  • Chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại phải được phân loại để quản lý tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh
  • Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa;
  • Khi chất thải khác để lẫn với chất thải lây nhiễm hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó cần được lưu giữ, thu gom và xử lý tương tự chất thải lây nhiễm.

Cách phân loại các chất thải trong bệnh viện

Dưới đây là cách phân loại các chất thải trong bệnh viện mà bạn có thể tham khảo thêm:

Chất thải thông thường

Chất thải thông thường là các loại chất thải, rác thải sinh hoạt hàng ngày gồm thức ăn thừa, các hộp giấy, bìa, lọ thủy tinh, chai nhựa,….

Chất thải y tế

Chất thải y tế được phân thành 5 nhóm sau:

  • Chất thải lây nhiễm

Chất thải lây nhiễm bao gồm: quần áo, băng gạc bẩn, đồ băng bó, gạc, găng tay,…hoặc những thiết bị có tiếp xúc với chất thải và máu của người bệnh.

  • Các vật sắc nhọn

Kim tiêm, xy ranh, kéo mổ, dao mổ, ống hút, thủy tinh vỡ, lưỡi dao cùng các vật dụng có đầu sắc cạnh, nhọn được gọi chung là các vật sắc nhọn.

  • Chất thải y tế từ phòng thí nghiệm

Ống nghiệm, găng tay, các vật chứa chất gây bệnh, các chất thải, túi máu đều là nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm.

  • Chất thải dược phẩm

Thuốc phòng bệnh, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc bị hư hỏng hoặc đổ hay thuốc phải bỏ đi vì không cần giữ các chất trị xạ được gọi chung là chất thải dược phẩm.

  • Chất thải bệnh phẩm

Mô người bị nhiễm bệnh hoặc không nhiễm bệnh, các chi, nội tạng, các bộ phận cơ thể người, thi thể người, nhau thai, mô động vật và xác động vật phòng thí nghiệm,…được gọi là chất thải bệnh phẩm.

Chất thải hóa học

Chất thải hóa học

Chất thải hóa học là các rác thải từ nhiều nguồn chủ yếu qua hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm gồm:

  • Chất đường, amino axit
  • Chất thải không độc hại
  • Các loại muối hữu cơ, vô cơ
  • Hóa chất trong dung môi, định hình
  • Hóa chất hữu cơ, vô cơ,….

Chất thải phóng xạ

  • Rác thải phòng xạ rắn: là các vật liệu sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán gồm bơm tiêm, ống tiêm, giất thấm
  • Rác thải phóng xạ lỏng: các dung dịch chứa nhân tố phóng xạ để điều trị, chất bài tiết
  • Rác thải phòng xạ khí: khí từ kho chứa chất phòng xạ, khí dùng trong lâm sàng.

Các vật chứa có áp suất

Các bình chứa khí có áp suất như bình gas, bình O2, CO2, bình khí dùng 1 lần, bình khí dung, can nước, xy ranh khí nén,….chứa chất gây cháy nổ và cần được phân loại riêng.

Quy định việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế

Quy định việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế

Theo quy định về nguyên tắc chung, việc phân loại rác thải y tế phải được thực hiện càng gần nơi thải ra càng tốt. Các chất thải y tế độc hại không được để lẫn với các chất thải thông thường.

Các túi và vật chứa để thu gom chất thải y tế được quy định rõ. Cụ thể:

  • Màu vàng: các nhóm thuộc chất thải y tế
  • Màu xanh: chất thải thông thường
  • Màu đen: chất phóng xạ, trị xạ và chất thải hóa chất

Túi thu gom rác phải là loại nhựa polyethylene và polyprepylene, dung tích tối đa 0,1 m2 và phải được đánh dấu ở mức đầy là 2/3 của túi.

Dụng cụ chứa chất thải sắc nhọn phải làm từ vật liệu rắn, có thể tiêu hủy bằng cách đốt. Dụng cụ chứa chất thải này có dung tích phù hợp cho nhiều loại chất thải sắc nhọn khác nhau và phải có nắp đậy, tay cầm. Thùng đựng rác loại này phải có màu vàng và có vạch ngang đánh dấu mức 2/3.

Việc thu gom chất thải thực hiện cẩn thận, gọn gàng. Chất thải y tế được đựng trong túi nhựa có màu theo quy định và buộc chặt.

Nơi chứa chất thải tại các cơ sở y tế phải cách xa khu vực nấu ăn hoặc nơi chứa thức ăn, phải được khóa kỹ để không ai được tùy tiện ra vào. Khi tiến hành thug om phải có quần áo bảo hộ. Chất thải phải xa ánh mặt trời, các chất thải độc hại tách riêng chất thải thông thường.  

Trong các bệnh viện, chất thải được thải ra hàng ngày và thời gian lưu giữ chất thải độc hại là 48 giờ. Đối với các cơ sở y tế nhỏ, thời gian lưu giữ các chất thải nhóm chất thải gây lây nhiễm, các vật sắc nhọn, chất thải y tế từ phòng thí nghiệm và chất thải dược phẩm không được quá 1 tuần; riêng chất thải nhóm chất thải bệnh phẩm thì phải được đốt hoặc chôn ngay.

Việc vận chuyển chất thải y tế ra ngoài cơ sở y tế bắt buộc các cơ sở y tế phải ký hợp đồng dịch vụ vận chuyển và xử lý rác thải y tế được các cấp chính quyền địa phương phê duyệt đủ tiêu chuẩn để vận chuyển chất thải y tế ra ngoài cơ sở y tế và cần có biên lai xác nhận việc thực hiện từng đợt.

Đối với công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải, các cơ sở y tế trong thành phố cần có một trung tâm lò đốt ở trong khu vực đó. Các đơn vị y tế trong các thị trấn cần có một lò đốt cho một cụm các cơ sở hoặc mỗi cơ sở có một lò đốt. Biện pháp chôn lấp chỉ nên áp dụng cho các cơ sở y tế không có lò đốt rác. Chất thải phải được chôn tại đúng nơi quy định và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường cho phép.

Bước xử lý ban đầu gồm đun sôi, khử hóa chất và biện pháp dùng nhiệt độ sấy khô hoặc ướt chỉ được áp dụng cho chất thải nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm và các vật liệu, thiết bị dùng để chữa trị cho bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, giang mai hoặc bệnh lao.

Quy đinh về màu sắc thùng đựng rác thải y tế

Quy đinh về màu sắc thùng đựng rác thải y tế

Màu sắc thùng đựng rác thải y tế được quy định như sau:

  • Chất thải lây nhiễm: Màu vàng hoặc tông màu vàng
  • Chất thải hóa học nguy hại gây độc tế bào hoặc chất thải phóng xạ: màu đen
  • Chất thải thông thường: màu xanh hoặc tông màu xanh
  • Chất thải có khả năng tái chế: màu trắng hoặc tông màu trắng.

Xem thêm:

10+ Loại chất thải nguy hại trong sinh hoạt và cách xử lý

Hi vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất thải lây nhiễm cũng như các quy định xử lý rác thải an toàn, hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và môi trường.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh gồm những bộ phận nào?

Nhà vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong mọi công trình xây dựng, từ...

Báo giá hút bể phốt mới nhất 2025 – Chi tiết từng dịch vụ

Dịch vụ hút bể phốt ngày càng được nhiều người quan tâm nhờ tính tiện...

2 cách sửa phao bồn nước hiệu quả từ thợ chuyên nghiệp

Với mọi gia đình, các bồn chứa nước đã trở thành thứ không thể thiếu...

Chất thải sinh hoạt là gì? Cách phân loại rác thải sinh hoạt chuẩn

Chất thải sinh hoạt là một trong những yếu tố gây áp lực lớn lên...

Câu hỏi thường gặp

Bao lâu thì nên hút bể phốt

Nếu hệ thống bể phốt được thiết kế, xây dựng đúng quy chuẩn, không vứt rác thải khó tiêu xuống bồn cầu hay bể phốt thì khoảng 15 năm bạn mới phải hút bể phốt. Nếu bể phốt thiết kế, xây dựng không đúng quy chuẩn và quá trình sử dụng có rác thải khó tiêu thì khoảng từ 1 đến 5 năm là bạn phải thực hiện hút bể phốt một lần.

Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối và tuỳ vào mức độ sử dụng. Khi thấy dấu hiệu tắc nghẽn hoặc nước trào ngược bạn nên nhờ đơn vị hút bể phốt uy tín để tư vấn và kiểm tra.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào hữu ích với khách hàng trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ hút bể phốt và lựa chọn cho mình một địa chỉ hút bể phốt Uy Tín tại Hà Nội.

Bất cứ khi nào cần tư vấn, hỗ trợ và sử dụng dịch vụ hút bể phốt, hãy liên hệ với Hưng Thịnh để được phục vụ tận tình 24/7 và hiệu quả nhất.

Hệ thống bể phốt bao gồm bể chứa, bể lắng, bể lọc, bể rút để chứa và phân huỷ chất thải. Theo đó, các vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất thải hữu cơ thành bùn để đưa ra ống thoát nước.

Các chất thải rắn không thể phân huỷ sẽ được tích trữ và dần dần làm đầy và tràn bể phốt gây ra mùi hôi làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nhiều trường hợp nước thải tràn ngược trở lại gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Vì thế, việc hút bể phốt là điều cần thiết phải làm định kỳ.

Để thông tắc chậu rửa mặt bằng móc quần áo thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 cái móc rồi uốn cái móc cho thẳng ra. Một đầu bạn uốn thành cái móc như hình dưới đây

Sau khi làm xong móc thì bạn bắt đầu cho xuống cống xem có móc được cái gì lên không nào.

Bạn vừa lôi lên được tóc cùng những rác thải mắc ở gần miệng ống. Chính nó là nguyên nhân làm tắc chậu rửa bát đó.

Tìm kiếm cửa hàng
Tìm thấy cửa hàng
Đang tải...