Tuy được gọi là công trình phụ nhưng nhà vệ sinh lại đóng vai vô cùng quan trọng và không thể thiếu của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nhà vệ sinh là môi trường rất ẩm ướt do thường xuyên tiếp xúc với nước, độ ẩm cao. Vì thế, công tác chống thấm nhà vệ sinh là không thể bỏ qua. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số cách chống thấm nhà vệ sinh tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Xem thêm: 5 Cách chống thấm bể nước hiệu quả – quy trình chi tiết nhất
Các hạng mục cần kiểm tra khi chống thấm nhà vệ sinh
Trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bạn cần kiểm tra các hạng mục sau đây:
- Cống thoát nước sàn: là vị trí dễ bị thấm dột nhất. Nếu miệng cống không được xử lý tốt từ khi thi công thì sẽ gây nên hiện tượng tách lớp, co ngót và thấm nước.
- Hệ thống đường ống nước: hệ thống đường ống bị nứt vỡ gây rò rỉ nước. Lâu dần sẽ ngấm lên tường và gây nên tình trạng thấm dột cho cả phòng.
- Mặt sàn nhà vệ sinh: đa phần các nhà vệ sinh hiện nay đều ốp gạch trên mặt sàn. Tuy nhiên, nếu không được ốp kín và đúng kỹ thuật sẽ khiến độ dốc sàn bị ảnh hưởng, nước không thoát nhanh và dễ bị thấm dột hơn.
- Kết cấu tường, trần nhà vệ sinh: cần kiểm tra xem tường, trần nhà vệ sinh có đủ độ dày không? Có khe nứt không? Có cần thi công lại không để đảm bảo đạt tiêu chuẩn chống thấm.
Cách chống thấm nhà vệ sinh chuẩn và đúng kỹ thuật
Dưới đây là tổng hợp một sống cách chống thấm WC chuẩn và hiệu quả nhất.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm
Sử dụng màng chống thấm là phương pháp vô cùng hiệu quả hiện nay. Nó sẽ giúp chống thấm triệt để, đảm bảo tuổi thọ công trình và rút ngắn thời gian thi công nên thường dùng cho những công trình phải tiếp xúc với nước thường xuyên như nhà tắm, nhà vệ sinh,….
Cách chống thấm này sẽ được chia thành 2 loại chính gồm dùng màng chống thấm tự dính và màng chống thấm khò nóng. Các thực hiện như sau:
Chống thấm bằng màng chống thấm tự dính:
- B1: chuẩn bị bề mặt thi công
- B2: quét lớp sơn tạo dính Primer
- B3: dán màng chống thấm tự dính
- B4: thử nước rồi nghiệm thu.
Chống thấm bằng màng chống thấm khò nóng:
- B1: chuẩn bị bề mặt thi công
- B2: sử dụng đèn khò khí ga để làm nóng mặt sàn
- B3: quét lớp lót primer gốc bitum lên mặt sàn.
- B4: sử dụng máy khò nóng để đốt bề mặt tấm chống thấm cho chảy lỏng rồi dính xuống mặt sàn.
- B5: trát lớp xi măng cát lên bề mặt sau khi thi công màng khò nóng.
- B6: thử nước và nghiệm thu.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika Latex
Sika Latex là vật liệu chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến 2 thành phần. Sử dụng Sika Latex để chống thấm sẽ giúp tạo liên kết màng cho bề mặt cực tốt, thời gian thi công nhanh và không yêu cầu về tay nghề người thi công. Cách chống thấm này có thể áp dụng cho sân thượng, nền gạch men, tầng hầm,…. Để thực hiện bạn làm như sau:
- B1: dọn dẹp vệ sinh và chuẩn bị bề mặt thi công.
- B2: làm ẩm bề mặt cần thi công
- B3: trộn đều 2 thành phần theo tỷ lệ 1 nước : 4 bột trong khoảng 3 – 5 phút. Sau đó dùng chổi quét phủ đều lên bề mặt sàn ít nhất 2 lớp, sau đó chờ 2 – 3 tiếng để khô hẳn.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn KOVA
Chất chống thấm KOVA là hỗn hợp hóa chất Acrylonotrile và Alkylsiloxan. Những hóa chất này có khả năng ngăn nước triệt để, hạn chế được các ổ rêu mốc trên bề mặt. Đặc biệt, chống thấm bằng KOVA sẽ tăng khả năng chịu mài mòn và đảm bảo sức khỏe người dùng.
Cách thực hiện:
- B1: Làm sạch bề mặt cần thi công
- B2: pha trộn Kova chống thấm cùng xi măng theo tỷ lệ 1kg xi măng với 10l Kova. Sau đó dùng con lăn phủ đều lên bề mặt khoảng 2 – 3 lớp rồi chờ khoảng 12 tiếng cho khô hẳn.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng sợi thủy tinh
Lưới sợi thủy tinh chống thấm có khả năng tăng tường chống thấm, chống nứt sàn, thích hợp với nhiều hạng mục công trình khác nhau. Quy trình thi công như sau:
- B1: Phủ 1 lớp vữa xi măng mỏng, sau đó phủ 1 lớp lưới thủy tinh rồi lại cán thêm lớp vữa mỏng.
- B2: thực hiện lớp bảo vệ bằng cách: cán hồ phủ mặt > ốp gạch hoàn thiện.
Sử dụng nhựa đường chống thấm nhà vệ sinh
Nhựa đường là chất lỏng hoặc chất rắn bán tự nhiên có màu đen. Nhựa đường khả năng kháng nước vô cùng hiệu quả, giá thành rẻ, độ bền cao nên được dùng nhiều trong công tác chống thấm. Quy trình thi công chống thấm bằng nhựa đường sẽ như sau:
- B1: vệ sinh mặt bằng thi công thật sạch
- B2: đun sôi nhựa đường, sau đó pha thêm dầu DO theo tỷ lệ chuẩn để tăng hiệu quả chống thấm. Khi quét nhựa đường lên bề mặt có thể dùng con lăn. Tốt nhất nên thực hiện vào trưa nắng, nhiệt độ cao để đảm bảo hiệu quả chống thấm.
Sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh Epoxy
Epoxy là loại sơn chống thấm 2 thành phần có gốc nhựa Epoxy. Sơn có khả năng làm giảm sự ăn mòn bê tông, chất ô nhiễm môi trường trong bể chứa. Ngoài ra, loại sơn này còn tạo nên một lớp cứng và bóng giúp bảo vệ bề mặt tuyệt đối, chống dính và chống thấm tuyệt vời.
Cách thực hiện:
- B1: tiến hành vệ sinh bề mặt sàn cần thi công chống thấm thật sạch.
- B2: tiến hành sơn 2 lớp chống thấm, mỗi lớp cách nhau khoảng 6 tiếng.
- B3: Sau khi sơn khô thì tiến hành sơn lớp lót. Lớp sơn lót thường dùng sơn không dung môi hoặc có dung môi và không màu.
Dùng keo chống thấm nhà vệ sinh
Keo chống thấm là một hợp chất silicon có tính đàn hồi cao và chịu được nhiều loại thời tiết khắc nghiệt. Ưu điểm của keo chống thấm là độ bền cao, thích hợp với nhiều loại mặt nền, dễ dàng làm biến mất các vết nứt. Cách thực hiện như sau:
- B1: xác định vị trí bị nứt, sau đó dùng súng bắn keo để bơm keo vào những vị trí đó.
- B2: Sơn bã phủ hoàn thiện rồi tiến hành vệ sinh công trình. Thời gian cho keo khô 100% là 7 ngày.
Trên đây là tổng hợp một số cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả và tốt nhất hiện nay. Hy vọng những cách chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng vấn đề.
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.