Tư vấn xây dựng Hầm bể Biogas Composite trong chăn nuôi

Ngày nay, các phát minh khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong nông nghiệp rất nhiều, nhằm đem lại nhiều lợi ích, cũng như giải phóng đáng kể sức lao động của con người. Bbiogas composite là một trong những sáng tạo tuyệt vời giúp tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong chăn nuôi. Người làm nông nghiệp nên sử dụng bể biogas để tiết kiệm chi phí điện năng, gas trong sinh hoạt và hoạt động sản xuất.

Hầm bể Biogas Composite là gì?

Hầm biogas là nơi chứa chất thải của các vật nuôi (trâu bò, lợn, gà….). Phân được đưa vào trong hầm biogas dưới tác động của các vi sinh vật trong môi trường hiếm khí sẽ bị phân huỷ thành các chất hoà tan và chất khí. Qua nhiều quá trình phản ứng, phần lớn các chất khí được chuyển hoá thành metan và khí cacbonic. Một phần nhỏ các nguyên tố khác như nitơ (N), phốt pho (P),… cũng bị thất thoát qua quá trình phân huỷ từ hầm biogas, và khí này được sử dụng để đun nấu.

Xem thêm bài viết bể UASB là gì? Nguyên lý hoạt động và cách để vận hành

Video nuôi lợn bằng hầm bể Biogas

Vì sao nên xây dựng hầm biogas composite?

– Tránh được nhiều bệnh cho vật nuôi, bởi trong phân thải chứa rất nhiều mầm bệnh có hại.

– Thu được khí gas, giúp tiết kiệm chi phí và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có.

– Là nguồn phân bón rất tốt và thân thiện với cây trồng.

– Giải phóng sức lao động cho con người.

– Góp phần bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hầm Biogas có những loại nào?

Hiện nay, ở nước ta có 3 loại hầm biogas cơ bản được nhiều bà con sử dụng:

Hầm biogas phủ bạt HDPE

– Chi phí xây dựng loại hầm này thấp, thời gian thi công nhanh chóng, rất ít sự cố khi sử dụng.

– Khả năng xử lý chất thải tốt, phù hợp với quy mô chăn nuôi lớn nhỏ khác nhau.

– Độ bền tương đối cao, đặc biệt rất phù hợp với khí hậu của Việt Nam.

– Được sử dụng trong nhiều hình thức sản xuất khác nhau như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà máy chế biến thịt, nhà máy bia, các bãi rác thải…

– Tuy nhiên, loại hầm này lại có nhược điểm là thời gian sử dụng không lâu, dễ bị hư hỏng do động vật cắn hay tác động từ yếu tố vật lý tới bề mặt HDPE.

Hầm biogas phủ bạt HDPE

Hầm biogas làm bằng gạch

  • Hầm biogas làm bằng gạch phù hợp với mọi quy mô chăn nuôi lớn nhỏ do có thể điều chỉnh được diện tích xây dựng.
  • Hầm bằng gạch có chi phí xây dựng rẻ.
  • Nhưng hầm lại có hạn chế là khả năng sinh khí kém, không phù hợp ở nhiều môi trường đất khác nhau, và thời gian sử dụng sẽ không được lâu bền.

bể biogas bằng gạch

Hầm biogas nhựa composite

Hầm nhựa composite là một loại hầm mới, được làm từ chất liệu nhựa đặc biệt, có khả năng chịu được tác động cơ học và hóa học, nên phù hợp với mọi loại đất, nhất là các vùng đất bị nhiễm mặn ở các tỉnh phía Nam.

– Thiết kế hầm hình cầu kín nên có thể chứa đựng khí gas một cách tốt nhất, dễ dàng tháo dỡ, lắp đặt khi cần thiết.

–  Phù hợp với mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng vật nuôi ít.

Do đó, có thể thấy bể biogas composite có nhiều ưu điểm vượt trội và thích hợp với tình hình nhu cầu sử dụng khí gas tự nhiên của bà con hơn cả. Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về loại bể này để có  lựa chọn hợp lý nhất cho gia đình mình.

bể biogas composite

Hầm Biogas nhựa Composite có mấy loại?

Hầm Biogas nhựa Composite có 2 loại cơ bản là hầm biogas trang trại khép kín và hầm loại gia đình. Tùy vào hình thức quy mô chăn nuôi của mỗi hộ gia đình để lựa chọn sử dụng.

Xem bài viết các loại bể phốt nhựa bà con hay dùng

Các loại kích thước hầm Biogas nhựa Composite cơ bản

Hầm biogas composite 4 mét khối ( đường kính trong 1.9m )

  • Ưu điểm:với thể tích tương đối sẽ tiện lợi di chuyển, diện tích đất đào hầm không nhiều, giá cả thấp. Loại hầm biogas composite này rất phù hợp với những hộ gia đình có quy mô chăn nuôi nhỏ.
  • Nhược điểm:kích thước nhỏ không chứa được nhiều chất thải, chỉ sử dụng được trong những hộ nuôi khoảng 1-10 con lợn.

Hầm biogas composite 7 mét khối ( đường kính trong 2,25)

  • Ưu điểm:kích thước vừa phải, tiện cho việc vận chuyển, diện tích đào hầm cũng không tốn quá nhiều, giá cả phải chăng. Loại hầm biogas composite loại này phù hợp đối với các hộ gia đình có quy mô chăn nuôi trung bình.
  • Nhược điểm:kích thước trung bình nên cũng không chứa được nhiều chất thải, sử dụng được trong những hộ nuôi khoảng 5-20 con.

Hầm biogas composite 9 mét khối(đường kính trong 2,45)

  • Ưu điểm:Kích thước lớn, chứa được nhiều chất thải, không bị hạn chế về diện tich sử dụng. Loại này được sử dụng nhiều trong các hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại.
  • Nhược điểm:kích thước lớn nên khó khăn trong việc di chuyển, chi phí cao, tốn nhiều diện tích đào hầm.

Với những đặc điểm trên thì hiện nay kích thước hầm biogas composite 7m khối (đường kính 2,25m) được bà con ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Vì kích thước của bể phù hợp với những hộ gia đình có quy mô chăn trung bình, giá thành hợp lý không quá cao, lại không tốn diện tích làm hầm.

Cách tính toán lựa chọn làm hầm bể Biogas phù hợp

Trước tiên, các bạn nên xác định rõ lượng nguyên liệu chất thải mà vật nuôi của gia đình thải ra, để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp cho loại hầm bể biogas cần lắp đặt. Chẳng hạn: trung bình 1 kg phân bò có thể cho ra 20-35 lít khí, còn 1 kg phân lợn sẽ cho ra khoảng 40-50 lít khí.

– Công thức tính kích thước của hầm biogas trang trại khép kín:

Thể tích hố (m3) =0,03 x số gia súc của trại x thời gian lưu trữ (30 ngày)

– Công thức tính kích thước của hầm biogas loại gia đình:

  • Đối với Lợn: Phân tươi/ngày x số lượng Lợn x 3  x thời gian lưu trữ (60 ngày)
  • Đối với Bò: Phân tươi/ngày x số lượng Bò x 2 x thời gian lưu trữ (60 ngày)

Ví dụ: một hộ có 5 con Lợn trên 60 kg ( mỗi con sản xuất 2 kg phân tươi/ngày)

Áp dụng tính theo công thức: 2 x 5 x 3 x 60 = 1800 kg. Do đó, hầm biogas có kích thước là 1,8 m3 đến 2 m3.

Hầm Biogas Composite chất lượng có những đặc điểm gì?

  • Khối lượng nhẹ, tạo điều khiện thuận tiện trong di chuyển và lắp đặt.
  • Độ bền cao, có đặc tính chịu được những tác động hóa học, cơ học, các khả năng chống thấm, chịu được áp suất, nhiệt độ cao.
  • Có khả năng chống lại sự ăn mòn của các hóa chất như muối, axit, bazo, kiềm…phù hợp khi được sử dụng trong điều kiện địa hình ngập mặn.
  • Đảm bảo kín khí, tự tạo khí cao, chịu được áp lực cao.
  • Tự động phá váng, điều áp khí gas và đẩy bã đã phân huỷ ra khỏi hầm.
  • Thời gian tạo khí nhanh.

Chi phí xây hầm Biogas Composite là bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường, chi phí xây hầm biogas khoảng từ 10tr- 20 triệu đồng ( giá đã bao gồm: phí vận chuyển, lắp đặt, phụ kiện kèm theo).

Hiện tại ở nước ta, vật liệu để sản xuất bể biogas composite phải nhập khẩu nên giá thành còn ở mức khá cao. Tuy nhiên, những lợi ích mà nó mang lại và độ bền cực cao thì với giá thành đó bà con cũng nên đầu tư.

Ngoài ra, về giá cả thì tùy theo mỗi nhà cung cấp sẽ đưa ra mức giá khác nhau, có thể do ở xa nên sẽ tính thêm phí vận chuyển, do đó bà con nên tìm hiểu, lựa chọn những công ty gần khu vực mình đang sinh sống để thuận tiện cho việc vận chuyển, xây dựng và lắp đặt tiết kiệm hơn.

Lưu ý khi chọn đơn vị xây dựng hầm bể Biogas

– Lựa chọn đơn vị chuyên nghiệp: Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hầm biogas của nhà nông,  rất nhiều đơn vị cung cấp, lắp đặt đã ra đời. Tuy nhiên, bà con cần lựa chọn công ty làm việc uy tín, chuyên nghiệp, giá cả phải chăng những vẫn đảm bảo về mặt chất lượng, cũng như phải có chính sách bảo hành, hỗ trợ sau khi lắp đặt và sử dụng.

– Nên tránh hầm Biogas giá rẻ: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều địa điểm bán hầm biogas composite với mức giá rẻ hấp dẫn. Các bạn nên cân nhắc kỹ khi mua hàng tại các địa chỉ này, vì với giá thành thấp thì vật liệu composite được sản xuất với thành phần chủ yếu là nhựa PE, như thế sẽ không đạt yêu cầu cũng như đảm bảo được các đặc tính vốn có của compsite khiến cho hầm biogas chóng hỏng, rò rỉ khí, không đảm bảo an toàn…gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Qua những chia sẻ trên của chúng tôi về bể biogas composite, hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình tìm hiểu, lựa chọn và sử dụng. Hầm bể biogas composite giúp nhà nông tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí năng lượng đáng kể trong sinh hoạt và hoạt động sản xuất.