Phân vi sinh là một loại phân bón vô cùng quen thuộc có tác dụng rất tốt đối với cây trồng và được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Vậy phân vi sinh là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Xem thêm:
Bùn vi sinh là gì? Ứng dụng thế nào trong xử lý nước thải
Phân vi sinh là gì?
Phân vi sinh là loại phân bón chứa nhiều vi sinh vật có ích. Bón phân vi sinh giúp cung cấp vào trong đất các vi sinh vật phân giải đạm, lân có tác dụng như những nhà máy sản xuất phân đạm, phân lân hoá học ngay trong đất để cung cấp cho cây trồng những dưỡng chất thiết yếu nhất.
Phân bón vi sinh phù hợp với các loại cây trồng nào?
Phân bón vi sinh có thể sử dụng cho tất cả các loại cây lương thực, cây công nghiệp.
- Đối với cây ngắn ngày thì sử dụng phân vi sinh để bón lót
- Đối với rau thì từ 10 – 15kg/sào
- Đối với cây thu hoạch theo mùa vụ: sau mỗi đợt thu hoạch cần bón bổ sung
- Đối với cây lâu năm, cây ăn quả: Cuốc nhẹ đất ở gốc rồi rắc phân lên theo tỉ lệ 1-2kg/gốc.
Đối với cây hoa màu:
- Chè: Bón vào rãnh giữa luống theo tỉ lệ 0,2 – 0,3kg/gốc
- Ngô: Bón lót trước khi gieo hạt, 10kg/sào
- Lúa: Bón lót ở thời kỳ cây mạ (2kg/sào)
- Hoa: Bón khi hạt giống mới chớm phát triển
Phân loại phân vi sinh
Dưới đây là phân loại các loại phân vi sinh mà bạn có thể tham khảo:
Vi sinh vật cố định đạm
Hay còn được gọi là vi sinh vật cố định Nito giúp cây trồng duy trì sự sống, phát triển mạnh mẽ hơn. Hàm lượng Nito trong đất rất ít nên khi bón loại phân này sẽ mang lại tác dụng như:
- Cố định đạm, cung cấp đạm cho rễ cây
- Kết hợp với phân bón giúp lá cây xanh tốt hơn, cây phát triển mạnh mẽ hơn
- Giảm thiểu 30 – 50% chi phí phân đạm hoá học
- Giảm tỷ lệ sau bệnh tới 25 – 50% so với phân hoá học thông thường
- Cải tạo đất, cân bằng dinh dưỡng hữu cơ
- Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng
- An toàn, thân thiện với môi trường
Phân bón vi sinh vật chuyển hóa và phân giải lân (photpho)
Phốt pho là chất rất cần thiết đối với cây trồng. Nó tham gia vào việc hình thành màng tế bảo axit nucieic làm thúc quả nhanh chín và rễ phát triển mạnh mẽ hơn.
Cây trồng chỉ hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất và muốn hút được thì cần có các vi sinh vật chuyển hoá, phân giải các hợp chất lân khó tan giúp cây trồng nâng cao năng suất, tăng khả năng chống chịu.
Phân bón vi sinh vật phân giải chất mùn/ hợp chất hữu cơ (xenlulozo)
Đây là chủng vi sinh sử đụng xenlulozo để sinh trưởng và phát triển. Các vi sinh vật này tiến hành phân giản xenlulozo để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây giúp tăng năng suất và độ màu mỡ cho đất.
Phân bón vi sinh vật kích thích, điều hòa tăng trưởng cây
Loại phân này gồm nhiều vi sinh vật khác nhau như nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn được chọn lọc để bón vào đất. Phân vi sinh này có tác dụng:
- Làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh
- Tăng khả năng nảy mầm của hạt
- Thúc rễ phát triển nhanh chóng
- Tăng tổng hợp các hoạt chất sinh học, kích thích cây trồng tăng trưởng.
Phân bón VSV phân giải silicat
Là phân vi sinh có chứa các vi sinh vật tiết ra hợp chất giúp hoà tan các khoáng vật có chứa silicat trong đất, đá. Sau đó giải phóng ion kali, ion silic ra ngoài môi trường.
Phân bón vi sinh tăng cường hấp thu photpho, Kaili, sắt, mangan cho thực vật
Phân bón được sử dụng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Thông qua các hệ sợi có thể dự trữ và giúp cây tăng cường hấp thu các ion khoáng.
Phân bón vi sinh ức chế VSV gây bệnh
Phân chứa các vi sinh vật tiết ra các chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore giúp ức chế nhóm vi sinh vật gây hại cho cây trồng.
Phân bón vi sinh chất giữ ẩm polysacarit
Phân bón chứa vi sinh vật tiết ra polysacarit giúp tăng cường liên kết hạt khoáng, limon, sét trong đất giúp ích cho cây trồng trong điều kiện thời tiết khô hạn.
Phương pháp sử dụng phân vi sinh hiệu quả
Dưới đây là hướng dẫn sử dụng phân vi sinh hiệu quả nhất mà bạn cần biết. Tham khảo ngay nhé!
Nhiễm vào hạt giống
Phân bón vi sinh sẽ được hoà tan trong nước sạch tạo thành dạng dung dịch. Khi tiến hành xử lý hạt giống thì dung dịch sẽ được trộng thành lớp chế phẩm bọc bên ngoài hạt giống với tỉ lệ 100kg trộng với 1kg phân vi sinh. Cách này được tiến hành trước khi gieo khoảng 20 phút.
Lưu ý khi thực hiện không được làm trầy xát hạt giống. Và không thực hiện cách làm này nếu hạt giống đã qua xử lý thuốc trừ sâu.
Hồ rễ cây
Hoà phân bón vi sinh với nước thành dạng dung dịch sau đó ngâm rễ cây non vào từ 6 – 24 tiếng.
Lưu ý:
- Cần tiến hành nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp
- Chỉ ngâm phần rễ cây
- Không áp dụng với cây có rễ cọc và cây ăn quả.
Bón vào đất
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất, cách làm như sau:
- Trộn phân bón vào đất tơi sau đó rắc đều vào luống cây hoặc trải đều trên mặt ruộng
- Ủ/trộng phân bón vi sinh với phân chuồng hoai mục để bón thúc
- Hoà phân vào nước sạch sau đó tưới trực tiếp vào đất
Những lưu ý khi dùng phân vi sinh
- Tác dụng của phân vi sinh không nhanh chóng như phân bón hoá học nên chúng ta chỉ áp dụng với các cây trồng ngắn ngày
- Khi sử dụng phân vi sinh cần lưu ý tới độ ẩm trên đất canh tác và hạn chế sử dụng chế phẩm hoá học
- Trong vòng 1 – 6 tháng là thời điểm bón phân vi sinh tốt nhất.
- Bảo quản phân vi sinh ở nhiệt độ thường, không quá 30 độ C, tránh nơi ẩm ướt và ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cách phân loại và hướng dẫn sử dụng phân vi sinh hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!
Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.