Trang chủ | [Giải đáp] Ô nhiễm môi trường nước là gì? Cách khắc phục

[Giải đáp] Ô nhiễm môi trường nước là gì? Cách khắc phục

By Hưng Thịnh | Updated on 07/05/2024

Nước là nguồn tài nguyên vô tận trong sạch và mát lành. Với thực trạng hiện nay ô nhiễm nguồn nước đang trở thành vấn đề đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nó là tác nhân chính gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các hoạt động sống của con người. Vậy ô nhiễm nguồn nước là gì? Những hậu quả ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam như thế nào, cùng thongtacconghanoi.net tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam và các biện pháp

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển… chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật.

Hiện nay, các chất gây ô nhiễm môi trường nước chính được xác định bao gồm do thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nước thải, rác thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và cả các hóa chất từ hoạt động sinh hoạt của con người.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước là gì?

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước là gì?

Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và sản xuất. Do đó, khi môi trường nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến những hậu quả cực kỳ nặng nề cho sức khỏe con người và sinh vật sống. Cụ thể:

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước cho sức khỏe con người

Ô nhiễm môi trường nước khiến tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy… ngày càng gia tăng. Mức độ ảnh hưởng và hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe như thế nào thì lại tùy thuộc vào các chất ô nhiễm có trong nước như:

  • Nước bị nhiễm kim loại nặng có thể sẽ kìm hãm sự phát triển của con người và nó cũng là nguyên nhân chính gây ra các dị tật bẩm sinh và ung thư.
  • Nước bị nhiễm chất thải công nghiệp chưa được xử lý có thể chứa các chất độc gây tử vong, làm ức chế hệ miễn dịch và gây ngộ độc cấp tính.
  • Các hạt lơ lửng trong nước ngọt làm giảm chất lượng nước uống cho con người và môi trường nước cho sinh vật biển. Các hạt lơ lửng thường có thể làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước và làm gián đoạn sự phát triển của thực vật.
  • Các chất thải thường dẫn đến các bệnh truyền nhiễm cho các loài thủy sinh và sinh vật trên cạn thông qua nước uống. Hơn nữa, nước ô nhiễm sinh vật là vấn đề lớn có thể dẫn đến các bệnh như dịch tả và sốt thương hàn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước cho nền kinh tế

Ô nhiễm nguồn nước có thể gây tổn hại rất lớn cho nền kinh tế vì nó có thể tốn nhiều chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Chất thải sẽ không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và chảy vào đại dương.

Ô nhiễm nguồn nước ngầm có thể ngăn chặn bằng cách ngăn các chất ô nhiễm làm ô nhiễm các vùng nước gần đó. Có một số phương pháp đó là sử dụng bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát. Những kỹ thuật đơn giản này sẽ tốn nhiều chi phí để duy trì, nhưng các biện pháp phòng ngừa có chi phí rẻ hơn nhiều so với làm sạch nguồn nước ô nhiễm.

Ngoài ra, chi phí làm sạch ô nhiễm môi trường nước phụ thuộc vào các yếu tố;

  • Vị trí nhiễm nguồn nước xác định chi phí là bao nhiêu, nếu ô nhiễm nguồn nước ở khu vực thuận tiện di chuyển thì chi phí sẽ rẻ hơn.
  • Loại chất gây ô nhiễm nguồn nước cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí làm sạch, một số chất gây ô nhiễm khó làm sạch hơn các loại khác và do đó sẽ đắt hơn.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

  • Do thiên tai, hạn hán cháy rừng, lũ lụt
  • Các chất khí thải, chất thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh học
  • Thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học
  • Các chất thải rắn công nghiệp
  • Vấn đề xả thải chưa được xử lý triệt để
  • Khói bụi từ xe cộ và hoạt động kinh doanh, sản xuất của con người
  • Rò rỉ dầu do tai nạn đường thủy
  • Chất thải phóng xạ
  • Chất thải động vật

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước được chia làm nhiều dạng khác nhau. Mỗi dạng sẽ có một tình trạng và biểu hiện ô nhiễm riêng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Một số biện pháp tạm thời có thể áp dụng để khắc phục ô nhiễm môi trường nước như:

  • Xử lý nước thải đúng cách: Nước thải được xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước, vì thế cần có một quy trình xử lý làm sạch nước thải trước khi đưa ra môi trường.
  • Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật có chứa nhiều kim loại độc nặng như thạch tín, thủy nhân… do đó, khuyến cáo nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học để phục vụ canh tác.
  • Xử lý hành vi vi phạm: Tình trạng cá nhân, công ty, xí nghiệp xả nước thải chưa qua xử lý khiến cho vấn đề ô nhiễm ngày càng gia tăng. Do đó, các cơ quan ban ngành cần thường xuyên dà xoát và có xử lý thật mạnh tay để răn đe.
  • Kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường: Vấn đề ô nhiễm môi trường nước là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta. Mỗi con người cần phải có ý thức chung để giảm thiểu hậu quả mà ô nhiễm nguồn nước có thể gây ra.
  • Xây dựng hệ thống cải tạo nguồn nước đã bị ô nhiễm: Để xây dựng một hệ thông xử lý nguồn nước bị ô nhiễm là điều tương đối khó bởi bó cần rất nhiều chi phí. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng một số sản phẩm như than hoạt tính, vật liệu lọc nước… để làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

Với bài viết trên đây, thongtacconghanoi.net đã đem đến cho bạn tổng hợp các kiến thức cơ bản về ô nhiễm môi trường nước là gì. Chúng tôi hy vọng bạn và người thân có thể cùng nhau chung tay vì môi trường xanh và vì cộng đồng sống. Bởi bảo vệ môi trường chính là bảo vệ nguồn sống của chúng ta và là cách duy nhất để chuẩn bị tương lai tốt đẹp nhất.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh gồm những bộ phận nào?

Nhà vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong mọi công trình xây dựng, từ...

Báo giá hút bể phốt mới nhất 2025 – Chi tiết từng dịch vụ

Dịch vụ hút bể phốt ngày càng được nhiều người quan tâm nhờ tính tiện...

2 cách sửa phao bồn nước hiệu quả từ thợ chuyên nghiệp

Với mọi gia đình, các bồn chứa nước đã trở thành thứ không thể thiếu...

Chất thải sinh hoạt là gì? Cách phân loại rác thải sinh hoạt chuẩn

Chất thải sinh hoạt là một trong những yếu tố gây áp lực lớn lên...

Câu hỏi thường gặp

Bao lâu thì nên hút bể phốt

Nếu hệ thống bể phốt được thiết kế, xây dựng đúng quy chuẩn, không vứt rác thải khó tiêu xuống bồn cầu hay bể phốt thì khoảng 15 năm bạn mới phải hút bể phốt. Nếu bể phốt thiết kế, xây dựng không đúng quy chuẩn và quá trình sử dụng có rác thải khó tiêu thì khoảng từ 1 đến 5 năm là bạn phải thực hiện hút bể phốt một lần.

Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối và tuỳ vào mức độ sử dụng. Khi thấy dấu hiệu tắc nghẽn hoặc nước trào ngược bạn nên nhờ đơn vị hút bể phốt uy tín để tư vấn và kiểm tra.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào hữu ích với khách hàng trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ hút bể phốt và lựa chọn cho mình một địa chỉ hút bể phốt Uy Tín tại Hà Nội.

Bất cứ khi nào cần tư vấn, hỗ trợ và sử dụng dịch vụ hút bể phốt, hãy liên hệ với Hưng Thịnh để được phục vụ tận tình 24/7 và hiệu quả nhất.

Hệ thống bể phốt bao gồm bể chứa, bể lắng, bể lọc, bể rút để chứa và phân huỷ chất thải. Theo đó, các vi sinh vật sẽ phân huỷ các chất thải hữu cơ thành bùn để đưa ra ống thoát nước.

Các chất thải rắn không thể phân huỷ sẽ được tích trữ và dần dần làm đầy và tràn bể phốt gây ra mùi hôi làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nhiều trường hợp nước thải tràn ngược trở lại gây mất vệ sinh nghiêm trọng. Vì thế, việc hút bể phốt là điều cần thiết phải làm định kỳ.

Để thông tắc chậu rửa mặt bằng móc quần áo thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 cái móc rồi uốn cái móc cho thẳng ra. Một đầu bạn uốn thành cái móc như hình dưới đây

Sau khi làm xong móc thì bạn bắt đầu cho xuống cống xem có móc được cái gì lên không nào.

Bạn vừa lôi lên được tóc cùng những rác thải mắc ở gần miệng ống. Chính nó là nguyên nhân làm tắc chậu rửa bát đó.

Tìm kiếm cửa hàng
Tìm thấy cửa hàng
Đang tải...