Bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đẹp, hợp phong thủy

Hiện nay, xu thế làm nhà vệ sinh dưới cầu thang ngày càng trở nên phổ biến. Lý do là bởi, chúng có thể giúp lấp đi khoảng trống, tận dụng diện tích tối đa hơn. Nhờ vậy, khiến không gian trở nên đẹp, tiện ích cũng như mang lại nét độc đáo, khác lạ. Tuy nhiên, nhiều nhà lại xây vệ sinh theo kiểu truyền thống, không chú trọng thiết kế vì nghĩ nó không cần thiết. Chính điều này đã vô tình khiến nhiều gian vệ sinh khó hoạt động tốt cũng như phát huy đúng công năng mà nó có. Vậy, bản vẽ nhà vệ sinh dưới cầu thang cần như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Nên hay không nên xây dựng nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang?

Nên hay không nên xây dựng nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang? 

Trên phương diện phong thủy thì việc đặt vệ sinh ở dưới gầm cầu thang là không nên vì nó tượng trưng cho sự ô uế, để vậy không tốt cho sức khỏe cũng như sự thịnh vượng của gia chủ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hóa giải nhược điểm này bằng cách thiết lập một không gian mới thoáng đãng, xung quanh có nhiều cây xanh.

Còn xét về việc sử dụng thì rõ ràng cạc xây nhà vệ sinh dưới gầm sẽ hóa giải được vấn đề về diện tích với những nhà có không gian eo hẹp. Đồng thời, vẫn phát huy tốt công năng của chúng.

Biện pháp khắc phục trường hợp toilet, nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang

Với trường hợp toilet hay nhà vệ sinh đặt ở dưới gầm cầu thang, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng một trong 3 cách sau:

  • Cách 1: Phá toàn bộ nhà vệ sinh, để một thời gian thì âm khí sẽ biến mất và bạn có thể xây dựng lại.
  • Cách 2: Bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi chức năng dùng của khu vực này. Có thể thay khu này bằng việc biến chúng thành nhà kho, kệ để đồ…
  • Cách 3: Trong trường hợp bạn không muốn phá dỡ hay chuyển mục đích sử dụng thì có thể dùng la bàn đo xem vị trí nhà vệ sinh là hướng gì, thuộc hành nào để áp dụng các quy luật phong thủy hóa giải sao cho tốt nhất.

Hướng dẫn thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang dựa trên mong muốn của gia đình

Không gian nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thường không quá bé nhưng để có thể bài trí như những gian phòng chức năng khác là điều không tưởng. Tuy nhiên, nếu có bản vẽ tốt cùng sự sáng tạo, nhanh nhạy, bạn vẫn có thể biến khu vực này trở nên hữu ích, sạch đẹp.

Bên cạnh đó, nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang hay được đặt nhất ở tầng một của ngôi nhà. Mà như chúng ta đều biết, tầng 1 là nơi tiếp khách khi ghé thăm nhà. Do vậy, việc tạo một gian vệ sinh nho nhỏ ở gầm thang bộ liên kết với các tầng là điều hoàn toàn hợp lý. Song, phòng này chỉ nên để những đồ cơ bản, với chức năng giải quyết nhu cầu đi vệ sinh của mỗi người chứ không cần trang bị dụng cụ tắm, giặt…

Thiết kế nội thất khu vực ngoài nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang trở nên gần gũi, thân thiện

Thông thường thì, nhà vệ sinh gầm cầu thang thường hay được đặt ở tầng một, gần với phòng khách. Do vậy, ngay cả khi ngồi, khách cũng có thể quan sát thấy được khu vực này. Vì thế, các chuyên gia phong thủy thường khuyên bạn không nên để chúng nổi bật, gây sự khó chịu, trướng mắt. Bạn có thể trang trí bên ngoài nhà vệ sinh để khiến không gian trở nên thân thiện, gần gũi hơn.

Cần chú ý rằng, nếu nhà vệ sinh hay được dùng thì gia chủ cần tính toán để mở thêm diện tích ở dưới cầu thang ra phía ngoài. Lúc này, chủ nhà hoàn toàn có thể thiết kế tạo thành ba gian nhỏ tiện nghi: Buồng tắm, rửa tay và bồn cầu.

Chia sẻ những cách làm nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang

Nhằm tạo ra một mẫu nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang hoàn chỉnh, đẹp nhất, hãy ghi nhớ cách thực hiện sau đây:

Kích thước chuẩn của nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang

Kích thước nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chia không gian sao cho hợp lý. Để vừa đảm bảo tận dụng được chức năng dùng tối đa lại hài hóa với không gian tổng thể của ngôi nhà nhất.

Kích thước chuẩn nhất cho nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang

Theo tư vấn của các kiến trúc sư lành nghề thì kích thước chuẩn cho nhà vệ sinh đặt ngay dưới gầm cầu thang là từ 4-6 m2. Song, dựa trên thực tế thì rất khó để đạt được kích cỡ theo chuẩn này, đặc biệt là với những nhà có diện tích nhỏ, hẹp.

Kích thước tối thiểu cho nhà vệ sinh xây dưới gầm cầu thang

Diện tích tối thiểu để có thể xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang rơi vào chừng 2,5 – 3m2 và chỉ đặt những thiết bị cơ bản nhất.  Nếu không gian bé hơn khoảng diện tích vừa nói trên thì gia chủ sẽ rất khó để thiết kế được nhà vệ sinh. Thực sự cần thiết thì chỉ nên đặt bồn cầu mà thôi.

Chi tiết từ A-Z bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Cùng xem các bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đơn giản, tiện ích sau đây:

Bản vẽ nhà vệ sinh dưới cầu thang

Bản vẽ nhà vệ sinh trong tổng thể ngôi nhà chung

Bản vẽ nhà vệ sinh dưới cầu thang

Bản vẽ nhà vệ sinh ở chân cầu thang

Bản vẽ nhà vệ sinh dưới cầu thang

Bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang góc phải

Dự tính số chi phí về thiết bị vệ sinh

Việc dự tính các khoản phí về thiết bị vệ sinh sẽ giúp bạn ước lượng số tiền cần phải để chi cũng như tránh việc phát sinh không có trong quá trình thi công.

Bạn có thể tham khảo bảng giá một số loại chi phí sau:

  • Chi phí về gạch ốp: 100-500.000 VNĐ/m2.
  • Chi phí bồn cầu: Trên dưới 1.000.000 VNĐ/m2.

Gợi ý một số mẫu thiết kế nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang thêm đẹp và tiện dụng

Bản vẽ nhà vệ sinh dưới cầu thang

Không gian phòng vệ sinh dưới cầu thang đúng chuẩn nhìn rất thoáng, thoải mái.

Bản vẽ nhà vệ sinh dưới cầu thang

Tuy diện tích eo hẹp song nhờ cách thiết kế khiến phòng thêm sáng, rộng và tinh tế hơn.

Bản vẽ nhà vệ sinh dưới cầu thang

Không gian vệ sinh tuy bé nhưng nhìn vẫn rất sang trọng, thông thoáng.

Bản vẽ nhà vệ sinh dưới cầu thang

Nhà vệ sinh quá bé nên chỉ để vừa bồn cầu cùng kệ rửa tay. Tuy vậy, nhờ thiết kế mà phòng trông vẫn gọn gàng, sạch sẽ không có cảm giác bí.

Bản vẽ nhà vệ sinh dưới cầu thang

Một không gian nhà vệ sinh với diện tích bé và nội thất cơ bản .

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đẹp, hợp phong thủy. Mong rằng, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hay sau khi đọc xong bài viết này!.